.Ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương việt nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại (Trang 63)

* Các nhân tố khách quan:

- Sau sự kiện khủng bố ngày 11 tháng 09 năm 2001, Mỹ sa đà vào chiến tranh thay vì tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế khiến cho nền kinh tế Mỹ suy thối nghiêm trọng. Vì Mỹ là một cường quốc kinh tế, đồng USD có ảnh hưởng đến nhiều

nền kinh tế trên khắp thế giới, mỗi biến động nhỏ trong nội quốc của Mỹ cũng có thể làm cho các quốc gia khác bị tác động, đặc biệt là những quốc gia có quan hệ xuất

nhập khẩu với Mỹ, xem thị trường Mỹ là thị trường chủ lực. Đồng USD trong giai đoạn này được dự báo theo nhiều hướng khác nhau, làm cho giá cả các mặt hàng xuất

- Rào cản thương mại và phi thương mại ở nhiều thị trường xuất khẩu đã gây

khó khăn cho đầu ra hàng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2006. Đặc biệt, các vụ kiện bán phá giá đánh vào các mặt hàng Thủy sản (tôm, cá da trơn), Dệt may, Giày dép ở Mỹ, Canada, châu Âu cùng với sự kiện “hàng thủy sản xuất khẩu vào Nhật với dư lượng kháng sinh vượt quá mức qui định, không đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng bị thu hồi, tiêu hủy hoặc trả về, ngưng xuất khẩu theo sắc lệnh của Chính phủ Nhật” đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam lao đao, và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTXNK của ngành ngân hàng, trong đó có hệ thống

NHNT.

- Thiên tai và dịch bệnh (dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng) lan rộng trên cả nước đã ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm, và từ đó

gián tiếp tác động xấu đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và kim ngạch TTXNK của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Hiện nay, chính sách cấm vận khơng chỉ dừng lại ở mức quốc gia mà còn mở rộng đến các tổ chức, cá nhân và với số lượng lớn. Điều này thật sự là chướng ngại

quan trọng đối với hoạt động TTXNK của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Làng ngân hàng ngày càng đông đúc với sự tồn tại và hoạt động của hơn 80

hệ thống ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam (và sẽ càng đông đúc hơn trong những năm tiếp theo khi Việt Nam thật sự mở cửa thị trường tài chính) là một thách thức lớn đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTXNK nói riêng. Do đó, sự phân

chia thị trường, sự chia sẻ khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Trong cuộc chiến tìm kiếm, thu hút, giữ chân khách hàng cũng như xây dựng, duy trì, phát triển thị phần hoạt động, sự cạnh tranh giữa NHNT với các ngân hàng thương mại khác ngày càng

trở nên gay gắt. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như

HSBC, Citi Bank và các ngân hàng thương mại cổ phần như ACB, Sacombank, Đông Á, Eximbank với việc mở rộng mạng lưới giao dịch đến tận các khu vực phường, xã

* Các nhân tố chủ quan:

Về chính sách khách hàng:

Dù có nhiều nỗ lực trong việc thu hút khách hàng thanh toán và đạt được những kết quả nhất định nhưng nhìn chung biện pháp thu hút khách hàng của hệ thống NHNT vẫn còn nhiều hạn chế so với các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Các chính sách khách hàng cịn thiếu tầm chiến lược, chưa toàn diện, chưa đi vào chiều sâu. Cụ thể:

- Tại một số chi nhánh, bộ phận chuyên trách về công tác khách hàng chưa được chú trọng, hay nói cách khác dù có tồn tại nhưng bộ phận này vẫn chưa phát huy được vai trị thật sự của mình; thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ phận, chưa tạo được một dịch vụ khép kín gồm thanh tốn quốc tế, tín dụng, kinh doanh

ngoại tệ đối với khách hàng; trách nhiệm tiếp thị khách hàng được giao cho bộ phận

thanh toán quốc tế vừa không hiệu quả vừa chưa đủ sức thuyết phục đối với khách

hàng, thậm chí cịn làm chậm trễ thêm việc xử lý các giao dịch tại chỗ.

Từ 01/07/2006, căn cứ vào “Quy trình tín dụng - bảo lãnh dành đối với khách hàng là doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 90/QĐ-NHNT.QLTD ngày

26/05/06 của Tổng Giám đốc NHNT”, việc tìm kiếm, mở rộng số lượng cũng như nâng cao chất lượng khách hàng giao dịch được giao cho các bộ phận Quan hệ khách hàng

- Chỉ chú trọng đến khách hàng có doanh số hoạt động lớn (nhưng độ rủi ro cao) mà chưa quan tâm thu hút khách hàng có doanh số hoạt động nhỏ (nhưng độ rủi ro

thấp).

- Giải pháp thu hút khách hàng chỉ mới dừng lại ở việc giảm phí giao dịch mặc dù mức phí giao dịch của NHNT rất thấp so với mức phí của các ngân hàng thương mại khác, thậm chí, việc giảm phí này cịn trở thành mục tiêu đeo đuổi của các chi

nhánh trên cùng địa bàn trong việc tìm kiếm, tranh giành khách hàng. Nhìn chung, mức phí cịn chưa linh hoạt, thiếu tính hợp lý, chưa khuyến khích được khách hàng tăng cường giao dịch (chẳng hạn, phí chuyển tiền đi nước ngoài hiện nay được áp dụng như nhau cho cả thanh tốn mậu dịch lẫn phi mậu dịch; phí thơng báo và thanh tốn L/C xuất khẩu được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng khách hàng, chưa có sự phân biệt giữa khách hàng lâu năm với khách hàng mới, giữa khách hàng có trị giá thanh toán lớn, giao dịch thường xuyên với khách hàng có rất ít giao dịch và trị giá thấp).

- Phí dịch vụ là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của khách hàng.

Tuy nhiên, NHNT chưa có thơng tin về giá cả dịch vụ cụ thể của các ngân hàng đại lý

ở nước ngoài để tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng ngay khi lựa chọn giao dịch; chưa thật

sự quan tâm đến các chi phí của khách hàng đối với một giao dịch mà chỉ mới dừng lại

ở mục đích thu được tiền hàng. Do vậy, khi khách hàng có khiếu nại về các khoản chi

- Cịn có sự khác biệt về mơ hình hoạt động TTXNK giữa các chi nhánh trong hệ thống, đặc biệt là giữa các chi nhánh có quy mơ lớn và các chi nhánh có quy mơ

nhỏ. Việc xác định mức ký quỹ cho khách hàng mở L/C nhập khẩu còn chưa đồng nhất về tiêu chí. Các thơng tin làm cơ sở cho việc quyết định hạn mức mở L/C hoặc miễn giảm mức ký quỹ mở L/C cho khách hàng còn nhiều hạn chế và hiệu quả còn thấp. Tùy lúc, một số chi nhánh, nhất là những chi nhánh có kim ngạch thanh toán xuất khẩu thấp hơn nhiều so với kim ngạch thanh toán nhập khẩu, phải từ chối thực hiện các giao dịch như: mở L/C, thanh toán nhờ thu nhập khẩu và chuyển tiền đi do khơng có sẵn ngoại tệ

để cung ứng hoặc phải áp đặt khách hàng mua ngoại tệ kỳ hạn/chuyển đổi đối với các

giao dịch này.

- Trong quan hệ giao dịch, bên cạnh những khách hàng có kiến thức và biết giữ “chữ tín” với đối tác, có tinh thần hợp tác, tôn trọng cam kết với ngân hàng phục vụ

mình, NHNT cũng cịn gặp phải một số khách hàng chưa am hiểu về buôn bán ngoại thương, khơng có đủ kiến thức về thanh tốn quốc tế, kinh doanh theo thời vụ, chỉ tính lợi trước mắt, bỏ qua thông lệ quốc tế, biến ngân hàng thành nơi gánh chịu các tranh chấp kể cả tranh chấp hàng hóa, làm mất uy tín của ngân hàng. Trong khi đó, NHNT chưa chú trong đến việc ký kết các văn bản thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng về việc cung ứng cũng như sử dụng dịch vụ nhằm làm rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện các giao dịch TTXNK.

- Chưa có hệ thống theo dõi, cập nhật các thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh trên địa bàn để có thể xác định ngân hàng nào là đối thủ cạnh tranh chính cũng như ưu thế của họ trong việc thu hút khách hàng, và từ đó có thể tìm giải pháp thích

hợp giữ chân khách hàng cũ cũng như thu hút thêm khách hàng mới.

Về sản phẩm, dịch vụ:

Chưa có sự bứt phá, đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài trợ thương

mại mới để hỗ trợ cho các dịch vụ TTXNK truyền thống. Nói một cách cụ thể hơn là việc xây dựng và đưa sản phẩm mới vào vận hành còn chậm, đặc biệt là đối với những sản phẩm đặc thù theo yêu cầu của khách hàng.

Về công tác hỗ trợ:

- Danh mục các ngân hàng đại lý cùng với Mã số của các ngân hàng tham gia thanh toán Swift vẫn chưa được cập nhập một cách đầy đủ, thiếu tính hệ thống đã gây nhiều khó khăn cho cán bộ nghiệp vụ trong việc hướng dẫn khách hàng chọn lựa các ngân hàng uy tín, tin cậy để thực hiện giao dịch cũng như gây chậm trễ trong việc thực hiện giao dịch.

- Công tác đối chiếu và thông tin các khoản treo trễ trên tài khoản Nostro còn chưa kịp thời, chậm trễ nên ảnh hưởng đến khâu thanh toán cho khách hàng xuất khẩu. - Điều kiện máy móc kỹ thuật và trình độ của cán bộ tin học trong hệ thống

không đồng đều, chưa đáp ứng được các yêu cầu ngày càng đa dạng của công việc.

Về đội ngũ nhân viên làm cơng tác thanh tốn xuất nhập khẩu:

Trình độ xử lý nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNT cịn có sự chênh lệch. Một mặt là do sự điều chuyển liên tục về nhân sự của

Ban lãnh đạo ngân hàng theo yêu cầu của chương trình tái cơ cấu. Mặt khác là do đa số họ tuy trẻ, nhanh nhẹn, tháo vát nhưng chưa thật chắc về kiến thức nghiệp vụ thanh toán quốc tế dù được đào tạo chính quy. Tất cả đều phải được hướng dẫn lại theo kiểu “cầm tay chỉ việc” nên việc “làm theo thói quen, khơng nắm được cốt lõi của vấn đề” là chuyện không thể tránh khỏi. Hơn nữa, họ cũng chưa quan tâm đến diễn biến giá cả cũng như tình hình thị trường để khuyến cáo khách hàng ngay khi mở L/C và kiểm tra chứng từ; chưa có sự theo dõi, so sánh, rút tỉa kinh nghiệm từ cả hai lĩnh vực thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu để có thể thốt khỏi tranh chấp hoặc ứng phó với nó một cách dễ dàng khi gặp phải.

Tóm lại, qua kết quả khảo sát rủi ro và phân tích một số tình huống rủi ro cũng như các nhân tố ảnh hưởng, tác giả nhận thấy có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro

nhưng tựu trung là những nguyên nhân chính sau:

* Việc tìm hiểu các thơng tin về các đối tượng liên quan trong giao dịch gồm khách hàng, đối tác của khách hàng, các ngân hàng đối phương vẫn chưa được thực hiện kỹ lưỡng và đầy đủ. Trong số các đối tượng trên, một số chi nhánh của NHNT chỉ mới chú ý đến đối tượng đầu tiên: khách hàng trực tiếp của ngân hàng. Tuy vậy, cơng

* Q trình thực hiện nghiệp vụ vẫn còn nhiều sự cố do nhiều nguyên nhân khác nhau: sự yếu kém về chuyên môn của khách hàng, sự yếu kém và bất cẩn của nhân viên, thiếu cơ sở pháp lý để phát hiện chứng từ giả mạo, bất đồng quan điểm trong việc xử lý chứng từ giữa các ngân hàng thậm chí một số ngân hàng nước ngồi hành xử rất cực đoan...Có khá nhiều giao dịch mà vì bảo vệ khách hàng, NHNT buộc phải hành xử không đúng với thông lệ quốc tế và việc làm này gây ảnh hưởng đến uy tín của NHNT trên trường quốc tế.

* Hệ thống thông tin, công nghệ vẫn chưa hồn hảo: đường truyền dữ liệu cịn bị tắt nghẽn và xử lý chậm, số liệu đơi khi cịn bị sai sót, các chương trình ứng dụng vẫn chưa tương thích với tính chất nghiệp vụ trong thực tế...

* Kỹ năng và cách thức xử lý nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực TTXNK còn chưa đồng đều và thiếu nhất quán nhất là so giữa các chi nhánh lớn

và các chi nhánh nhỏ. Khả năng và kinh nghiệm ứng phó với rủi ro cịn yếu vì khơng

được đào tạo và cũng không tự trang bị, nâng cao nó.

* Sản phẩm thanh tốn chưa phong phú. Các dịch vụ tư vấn liên quan đến hoạt

động thương mại quốc tế chưa được quan tâm. Dịch vụ thanh toán mới như Bao thanh

toán chỉ sử dụng cho một nhóm đối tượng khách hàng được xếp hạng tín dụng từ BB trở lên. Mơ hình hoạt động TTXNK trong hệ thống vẫn cịn thiếu sự thống nhất.

* Công tác hỗ trợ cho hoạt động TTXNK như: lượng ngoại tệ phục vụ thanh

tốn; quan hệ với các cơng ty vận chuyển, bảo hiểm; mạng lưới các ngân hàng giao dịch; công tác kiểm tra nội bộ; hệ thống thông tin rủi ro...vẫn còn những hạn chế nhất

định.

* Cơng tác kiểm sốt và tài trợ rủi ro thơng qua chiến lược về bảo hiểm rủi ro và chính sách ký quỹ đồng bộ, hợp lý vẫn cịn bỏ ngõ. Chưa có quy chế xử phạt rõ ràng đối với các hành vi sai phạm dẫn đến rủi ro và thiệt hại.

Kết luận chương 2

Thông qua nội dung trình bày ở chương 2, tác giả mong muốn chuyển tải các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động TTXNK tại NHNT với những rủi ro vừa

mang tính phổ cập của hệ thống ngân hàng thương mại vừa mang tính đặc thù của hệ thống NHNT trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam. Trải qua quá trình hoạt

động hơn 40 năm, bên cạnh những thành quả đạt được thông qua những con số rất khả

quan trong hoạt động kinh doanh tổng thể cũng như trong từng lĩnh vực cụ thể, NHNT cũng gặp khơng ít chướng ngại từ mơi trường bên ngồi cho đến mơi trường bên trong, từ môi trường quản lý vĩ mô cho đến môi trường quản lý vi mơ, và vẫn cịn nhiều tồn tại cho đến tận thời điểm này.

Xét riêng trong lĩnh vực TTXNK, những tồn tại này đi liền với quá trình thao tác và xử lý nghiệp vụ, gắn liền với những rủi ro phát sinh trong từng giao dịch cũng như trong từng phương thức thanh toán được lựa chọn trong các giao dịch đó, xảy đến

đối với ngân hàng và cả khách hàng của ngân hàng từ cấp quản lý cho đến cấp thực

hiện. Vì lẽ đó, việc nhận diện, thu thập, tích hợp các rủi ro về TTXNK từ trong nội bộ của hệ thống NHNT cho đến các ngân hàng thương mại khác để rút tỉa kinh nghiệm, để né tránh, thoát khỏi rủi ro, để ứng phó kịp thời khi có sự cố là việc làm vô cùng cần

thiết cho những ai đang công tác trong lĩnh vực này, trước mắt là đối với đội ngũ cán

bộ nhân viên của bộ phận thanh tốn quốc tế của NHNT, trong đó có cả tác giả nghiên cứu đề tài.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO, HẠN CHẾ THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

3.1.Mục đích xây dựng giải pháp:

* Bảo vệ quyền lợi của NHNT cũng như của khách hàng. * Tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh do giải quyết rủi ro.

* Ràng buộc trách nhiệm giữa NHNT và khách hàng trong việc thực hiện các giao dịch, giữa đội ngũ nhân viên ngân hàng từ cấp thao tác, thừa hành đến cấp quản lý, điều hành trong việc thực hiện nghiệp vụ tại ngân hàng.

* Nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ chun mơn và uy tín của NHNT thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương việt nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại (Trang 63)