.Công tác quản trị rủi ro của CitiGroup trong thanh toán xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương việt nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại (Trang 28 - 32)

Công tác quản trị rủi ro đối với phương thức thanh toán nhờ thu, đặc biệt là nhờ thu chứng từ được lưu ý ở các khía cạnh sau: 1.Phải hiểu biết khách hàng của mình

nhằm gầy dựng và duy trì hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng trong lịng của họ. 2.Phải

biết rõ, tường tận tính năng của sản phẩm nhờ thu và quy tắc điều chỉnh nhờ thu chứng từ URC522. 3.Phải nắm được các yêu cầu pháp lý đối với các giao dịch nhờ thu. 4.Cần phải tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn pháp lý đối với những văn kiện, thỏa thuận với khách hàng liên quan đến việc thực hiện giao dịch.

Đối với các giao dịch L/C, việc đánh giá, kiểm soát rủi ro được lưu ý như sau:

* Đối với việc phát hành L/C nhập khẩu:

- Thỏa thuận liên quan đến việc trả tiền: những thay đổi liên quan đến việc thanh tốn có được phê chuẩn hay khơng, những cá nhân nào có thẩm quyền thay đổi,

ảnh hưởng của những thay đổi đó đối với việc cấp tín dụng cũng như thực hiện nghiệp

vụ.

- Đơn yêu cầu mở L/C: thẩm tra chữ ký hữu quyền; phê chuẩn tín dụng trên cơ sở xem xét các “Rủi ro tín dụng” và “Rủi ro khác”; xem xét tính thực thi của L/C ở những điều khoản tương phản và những đòi hỏi phi chứng từ; hàng hóa được kiểm sốt bởi ai.

- Phát hành L/C: phát hành L/C theo hình thức được yêu cầu; L/C được thanh toán trực tiếp bởi ngân hàng phát hành hay tự do chiết khấu; chọn lựa ngân hàng thơng báo/chiết khấu/thanh tốn là các ngân hàng đại lý; chọn lựa và ấn định rõ các qui tắc

điều chỉnh như UCP500, URR525; quan tâm đến “Tính phù hợp“ trên cơ sở tuân thủ

các qui tắc và qui định của địa phương về thanh tốn ngoại tệ ra nước ngồi, về phịng chống rửa tiền, về ngăn chặn gian lận thương mại; ràng buộc trách nhiệm của người yêu cầu mở L/C về việc xem lại các điều khoản của L/C và thông báo các chi tiết sai cho ngân hàng phát hành.

- Kiểm tra chứng từ nhập khẩu: kiểm tra chứng từ qua 2 tay; kiểm tra tất cả chứng từ một cách cẩn thận với lưu ý “Đừng bao giờ nghĩ rằng ngân hàng chiết khấu

đã làm tốt điều này và đã thông báo cho ngân hàng phát hành tất cả các sai biệt của bộ

- Bảo lãnh nhận hàng: phải đạt được đơn yêu cầu và thỏa thuận bồi thường từ

người yêu cầu mở L/C; từ khước tất cả các bất hợp lệ trong bộ chứng từ, thậm chí có các chứng từ bị mất; có thể kiểm tra hoặc không kiểm tra chứng từ.

* Đối với các giao dịch theo L/C xuất khẩu:

- Thông báo L/C: xác nhận tính chân thực của L/C một cách nghiêm túc; xem lại tồn bộ nội dung L/C để qua đó xác định vai trò của ngân hàng trong giao dịch chỉ đơn thuần là ngân hàng thông báo hay cịn có những vai trị khác như: ngân hàng thanh tốn (người bị đòi tiền theo hối phiếu), ngân hàng chiết khấu (hối phiếu đòi tiền ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng khác) hay ngân hàng xác nhận; xem xét các qui tắc điều

chỉnh như UCP500, URR525 cũng như quan tâm đến “Tính phù hợp“ của L/C căn cứ vào các qui định của địa phương về phòng chống rửa tiền, về ngăn chặn gian lận

thương mại.

- Kiểm tra chứng từ: kiểm tra tất cả chứng từ một cách cẩn thận và qua 2 tay. - Xác nhận L/C: xác nhận tính chân thực của L/C một cách nghiêm túc; xem xét “Rủi ro tín dụng” và “Rủi ro quốc gia”; xem lại tồn bộ nội dung L/C từ khả năng thực hiện của L/C, mơ tả hàng hóa, kiểm sốt hàng hóa cho đến các qui tắc điều chỉnh.

- Chiết khấu chứng từ: xác định rõ tỷ lệ và lãi suất trong trường hợp chiết khấu có truy địi; phải tính đến rủi ro về chứng từ bất hợp lệ khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi.

Khi thực hiện nghiệp vụ “Xác nhận L/C” và/hoặc “Chiết khấu chứng từ”, các tiêu chí cần được quan tâm xem xét và đánh giá gồm: 1/ Chất lượng tín dụng của người phát hành (người yêu cầu mở L/C hoặc ngân hàng phát hành) 2/ Uy tín của người phát hành trong lĩnh vực thương mại, chẳng hạn họ sẽ làm gì để đảm bảo nghĩa vụ thanh tốn 3/ Tính khả thi của việc thực hiện đúng những nghĩa vụ được ràng buộc trong L/C

4/ Tính chuyên nghiệp của ngân hàng phát hành trong việc xử lý các giao dịch L/C 5/

Chính phủ của quốc gia của người phát hành sẽ cho phép họ thực hiện nghĩa vụ thanh toán 6/ Các điều kiện bất khả kháng (như: chiến tranh, cách mạng, thảm họa thiên

* Ngăn chặn gian lận thương mại trong các phương thức thanh toán:

Gian lận thương mại là một hoạt động tội phạm. Gian lận thương mại trong

thanh toán xuất nhập khẩu là việc rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng hoặc xuất trình chứng từ giả mạo cho ngân hàng để chứng minh cho hàng hóa khơng hề tồn tại trong thực tế nhằm mục đích lừa tiền của ngân hàng.

Các hình thức gian lận thương mại mà ngân hàng có thể vướng phải: 1.Tài trợ cho những giao dịch có sự thơng đồng giữa người mua và người bán, và người nhận tài trợ khơng có ý định trả lại số tiền tài trợ. 2.Chiết khấu chứng từ xuất khẩu theo L/C trả chậm nhưng sau đó hành vi gian lận thương mại được phát hiện và ngân hàng của

người mua chiếm giữ khoản thanh toán. 3.Tài trợ trước chuyến hàng cho nhà cung ứng hàng hóa (nhà xuất khẩu) nhưng đến hạn thanh tốn người mua (nhà nhập khẩu) lừa đảo khơng thanh tốn. 4.Vi phạm các qui định về quản lý ngoại hối, rửa tiền khi số tiền được chuyển ra nước ngoài nhiều hơn giá trị thực của hàng hóa.

Một giao dịch có hành vi gian lận thương mại không chỉ gây tổn thất một số tiền lớn mà còn ảnh hưởng đáng kể đến khả năng kinh doanh và tính pháp lý của ngân

hàng. Các rủi ro của ngân hàng do hành vi gian lận thương mại mang lại gồm có: 1.Rủi

ro tài chính (Financial Risk): mất một số tiền lớn và khó lịng khơi phục được dù mất

nhiều thời gian kinh doanh sau đó; bị Chính phủ phạt tiền nếu cố tình tiếp tay rửa tiền, thực hiện giao dịch có liên quan đến hoạt động tội phạm hoặc không báo cáo giao dịch theo qui định. 2.Rủi ro thị trường (Market Risk): bị tổn thất về lợi nhuận; sút giảm

lượng khách hàng và ngân hàng đại lý vì mất uy tín và lịng tin đối với họ. 3.Rủi ro

pháp lý (Legal/Regulatory Risk): bị khởi tố theo luật định; doanh số hoạt động bị sút

giảm ở nhiều chỉ tiêu khác nhau; các cá nhân, bộ phận vi phạm bi treo việc, thay thế, sa thải hoặc thậm chí bị bỏ tù.

Ngăn chặn gian lận thương mại là việc làm rất cần thiết đối với các ngân hàng.

Cách tốt nhất để ngăn chặn gian lận thương mại là nhận diện và trấn áp nó thơng qua

dấu hiệu “Những lá cờ đỏ” được cụ thể hóa như sau: 1.L/C khơng qui định phần mơ

tả hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp; L/C đề cập việc di chuyển của hàng hóa nhưng lại khơng u cầu xuất trình chứng từ vận tải; L/C bao hàm một vận tải đơn đường biển chuyển đổi (Switch B/L). 2.Yêu cầu chuyển tiền phản ánh một khoản lợi nhuận không bình thường; người được chuyển tiền thuộc địa điểm tài chính ở ngồi khơi. 3.Giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương việt nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)