.Về kỹ thuật công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương việt nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại (Trang 86)

3.3 .Các giải pháp

3.3.1.3.1 .Về kỹ thuật công nghệ

Tiếp tục thực hiện đề án hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng theo chương trình tài trợ vốn của Ngân hàng thế giới World Bank, vào năm 2004, NHNT đã đưa vào áp

dụng và vận hành các chương trình cơng nghệ dành cho hoạt động TTXNK được mua lại từ nước ngoài, chẳng hạn như: Chuyển tiền đến và đi tập trung trên Mosaic, Nhận và chuyển điện trên Tracer, Tra cứu mã nhận diện các ngân hàng tham gia hệ thống

Swift trên Tracer, Tài trợ thương mại trên TF. Việc triển khai và vận hành thành cơng các chương trình này đã giúp cho cơng tác TTXNK trở nên nhanh chóng, đồng bộ và dễ quản lý vì số liệu được cập nhật Online và tập trung về Hội sở. Tuy nhiên, các

3.3.1.3.2.Về con người làm cơng tác thanh tốn xuất nhập khẩu:

* Thực hiện rốt ráo chính sách đào tạo nguồn nhân lực vì yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định mọi thành bại của bất kỳ lãnh vực hoạt động kể cả

lãnh vực TTXNK. Chính sách về nguồn nhân lực phải xây dựng và phát triển được một

đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ khơng chỉ biết ngoại ngữ, có kiến thức về TTXNK

mà còn am tường cả kiến thức ngoại thương và kiến thức xã hội; tận tụy với công việc; lịch sự, ân cần trong giao tiếp với khách hàng; tác phong nhanh nhẹn, năng động trong giải quyết công việc, cẩn thận trong thao tác và nghiêm túc tuân thủ các quy chế. Do vậy, cần tăng cường công tác tập huấn, đào tạo cán bộ; duy trì đều đặn (hàng năm) các hội nghị tổng kết hoạt động thanh tốn quốc tế để khơng ngừng nâng cao kiến thức

chuyên môn, tránh lặp lại những sai lầm đã có trước đó.

* Bản thân cán bộ nghiệp vụ phải nhận thức được tầm quan trọng của các giao dịch TTXNK cũng như vai trò của mình trong việc xử lý từng giao dịch. Mỗi người

đều phải xác định được và nắm rõ các loại rủi ro có thể phát sinh đối với từng phương

thức thanh toán cũng như vị thế của NHNT mà mình là người đại diện tiếp nhận và xử lý giao dịch theo từng phương thức thanh toán; quan tâm đến “Tính phù hợp” của các giao dịch trên cơ sở tuân thủ các qui tắc và qui định của Chính phủ về việc thanh tốn ngoại tệ ra nước ngồi, về phịng chống rửa tiền, về ngăn chặn gian lận thương mại (trong đó, các dấu hiệu “Những lá cờ đỏ” mà Citi Group đã đúc kết được xem là rất có ý nghĩa đối với việc kiểm tra “Tính phù hợp” của các giao dịch).

3.3.1.4.Đa dạng và nhanh chóng triển khai các sản phẩm thanh tốn mới bên cạnh việc hồn thiện sản phẩm thanh tốn xuất nhập khẩu truyền thống:

* Tình trạng thanh tốn bằng USD gần như toàn bộ trong các giao dịch có thể tạo ra cho khách hàng cũng như NHNT những bất lợi, rủi ro khi có biến động tỷ giá.

Điều này đòi hỏi NHNT phải chủ động trong việc đa dạng hóa sử dụng ngoại tệ bằng

sản phẩm mới “Tư vấn cho khách hàng chọn lựa loại ngoại tệ trong các giao dịch mua bán quốc tế”.

* Đưa vào thực hiện dịch vụ “Cố vấn thương mại” cũng là một giải pháp quan trọng và có tính khả thi cao trong việc phịng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTXNK nói riêng và trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung. Hiện nay, hệ thống NHNT rất rộng lớn và có mạng lưới chi nhánh, đại lý rộng khắp trên thế giới nên việc thu thập các thông tin về ngoại thương là có thể thực hiện được. Song hành với việc bảo lãnh, tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng, hệ thống NHNT có thể làm tốt việc cố vấn cho khách hàng những thơng tin có giá trị như:

- Chọn phương thức thanh tốn L/C có giá CFR hoặc CIF (đối với xuất khẩu), giá FOB hoặc FCA có kết hợp mua bảo hiểm hàng hóa bên ngồi L/C (đối với nhập khẩu) là phù hợp với xu hướng phát triển của các ngành dịch vụ vận tải, bảo hiểm ở

Việt Nam hiện nay, và cũng là cách thức san sẽ rủi ro tốt nhất cũng như đạt lợi nhuận kinh doanh cao nhất đối với các nhà xuất nhập khẩu.

- Đảm bảo việc thu hồi tiền hàng xuất khẩu qua phương thức thanh toán chuyển tiền hoặc nhờ thu trả chậm bằng việc yêu cầu các nhà nhập khẩu cung cấp các Standby L/C.

- Ràng buộc trách nhiệm giao hàng của các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc hoàn trả tiền đặt cọc mà họ đã nhận từ nhà nhập khẩu trong nước theo phương thức chuyển tiền trả trước hay “Red Clause L/C” bằng cách yêu cầu họ cung cấp các cam kết thực hiện hợp đồng (Performance Bond) hoặc bảo lãnh hồn thanh tốn (Repayment

Bond/Guarantee)...

- Yêu cầu về số lượng, chủng loại, nội dung và cơ quan phát hành chứng từ phải chặt chẽ nhằm hạn chế chứng từ giả mạo, khơng trung thực. Trong đó, điển hình nhất là các Chứng từ vận tải (B/L) và Giấy chứng nhận chất lượng (Quality Inspection Certificate) phải được yêu cầu và phải được phát hành bởi các Hãng tàu hay Cơ quan

* Tiếp tục triển khai, phát triển sản phẩm bao thanh toán Factoring (ngắn hạn) và Forfaiting (trung dài hạn) trên cơ sở đơn giản hóa và rút ngắn thủ tục thực hiện cũng như mở rộng đối tượng và phạm vi tiếp cận loại hình dịch vụ này.

* Cần có sự thống nhất về mơ hình hoạt động TTXNK trong tồn hệ thống về tiêu chí xác định hoặc miễn giảm mức ký quỹ cho khách hàng mở L/C nhập khẩu, về tỷ giá mua bán ngoại tệ phục vụ cho công tác TTXNK, về biểu phí dịch vụ...Hội sở phải là đầu mối thu thập, tổng hợp, phân loại các đối tượng khách hàng về quy mô hoạt động, ngành hàng kinh doanh, quan hệ của họ với đối tác cũng như với các ngân hàng

thương mại khác, uy tín trên thương trường...để có thể đưa ra các chính sách phù hợp trong việc duy trì lượng khách hàng cũ và thu hút thêm lượng khách hàng mới.

3.3.1.5.Làm tốt công tác hỗ trợ cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:

* Thường xuyên rà soát hoạt động của các ngân hàng đại lý để có sự điều chỉnh phù hợp mối quan hệ giữa NHNT với các ngân hàng đại lý không phát sinh giao dịch thực tế cũng như bổ sung kịp thời vào danh sách các ngân hàng đại lý của NHNT những ngân hàng chưa có quan hệ đại lý nhưng lại thường xuyên có giao dịch với hệ thống NHNT. Tìm hiểu và thiết lập ngay quan hệ đại lý với các ngân hàng thuộc các khu vực châu Phi và Nam Mỹ nhằm tạo thuận lợi trong việc mở các L/C hoặc chuyển tiền đến các khu vực này.

* Mở rộng hơn mối quan hệ với các ngân hàng đại lý thông qua việc chủ động thương lượng, ký kết các thỏa ước hai chiều về giới hạn tín dụng, về mức thấu chi, về thực hiện các dịch vụ thanh tốn quốc tế như thơng báo L/C của một bên thứ ba, trả tiền cho ngân hàng chỉ định thay mặt ngân hàng phát hành L/C, xác nhận L/C, phát

hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng …Là một thương hiệu lớn được Chính phủ và Ngân hàng nhà nước chọn thí điểm và hồn tất việc cổ phần hóa trong năm 2007 cùng với năng lực của một ngân hàng quốc tế thời kỳ hậu WTO, NHNT có thể được

chọn và ngày càng nhiều như là một ngân hàng trung gian thực hiện các dịch vụ khác nhau. Né tránh rủi ro bằng cách từ chối tiếp nhận và xử lý các giao dịch không phải là một giải pháp tốt dành cho một ngân hàng lớn luôn hướng đến mục tịêu “Hội nhập

quốc tế trong dịch vụ thanh toán quốc tế”. Do đó, để quản trị rủi ro trong các giao dịch này, NHNT cần phải xem xét và có hướng giải quyết một cách cụ thể, nghiêm túc từng

* Thiết lập và mở rộng quan hệ với các tổ chức có liên quan đến hoạt động

TTXNK, nhất là các công ty vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa và các đại lý của nó. Thơng qua mối quan hệ này, việc trao đổi các mẫu chứng từ, chữ ký hữu quyền, dấu công ty…sẽ được thực hiện thường xuyên và là cơ sở then chốt để ngân hàng đối

chiếu, phát hiện chứng từ giả mạo, ngăn chặn kịp thời các hành vi lừa đảo, gian lận

thương mại…

* Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược về ngoại tệ phục vụ thanh toán nhập khẩu bằng cách đa dạng hóa việc sử dụng ngoại tệ và đẩy mạnh các biện pháp thu hút ngoại tệ từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là các nguồn thu từ thanh toán xuất khẩu:

- Nâng lãi suất tiết kiệm ngoại tệ, đặc biệt là đối với USD, trong biên độ cho phép theo qui định của Ngân hàng nhà nước để thu hút vốn ngoại tệ nhàn rỗi trong dân cư.

- Có chính sách tỷ giá linh hoạt, thích hợp và hoa hồng thỏa đáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên bán ngoại tệ hoặc bán với số lượng lớn cho NHNT. Theo các số liệu thống kê, kim ngạch ngoại tệ thu được từ tiền hàng xuất khẩu qua NHNT đạt giá trị rất cao. Điều này rất cần được quan tâm bởi các nhà kinh doanh

ngoại tệ của ngân hàng bởi lẽ tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu xuất trình chứng từ qua NHNT nhưng lại bán ngoại tệ thu được cho các ngân hàng khác (do tỷ giá cạnh tranh và hoa hồng thỏa đáng) xảy ra gần như thường xuyên.

- Lượng và trị giá kiều hối đi qua NHNT trong những năm quá khá lớn. NHNT có thể khuyến khích khách hàng nhận tiền VND, có nghĩa là họ sẽ bán ngay số ngoại tệ

đó cho ngân hàng. Điều này tuy rất khó thực hiện trong thực tế nhưng khơng có nghĩa

là khơng thể nếu NHNT có chính sách tỷ giá cạnh tranh và chính sách khuyến mãi hấp dẫn.

* Nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa các quy trình nghiệp vụ phù hợp với các qui

định của Ngân hàng nhà nước về quản lý ngoại hối, về thẩm định khả năng tài chính

* Xây dựng hệ thống thông tin rủi ro và cập nhật liên tục, kịp thời các tình huống rủi ro, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động TTXNK, được thu thập và tổng hợp từ trong nội bộ hệ thống NHNT cũng như từ các ngân hàng thương mại khác là cách truyền đạt tốt nhất các bài học kinh nghiệm về rủi ro cho đội ngũ nhân viên cũng như cán bộ điều hành trong lĩnh vực TTXNK.

* Duy trì và cũng cố cơng tác kiểm tốn nội bộ trong lĩnh vực TTXNK nhằm kịp thời phát hiện, sửa chữa các sai sót trong nghiệp vụ và kịp thời động viên khen

thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc chấp hành và vận dụng các chế độ, văn bản pháp lý của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước.

3.3.2.Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi xảy ra rủi ro:

3.3.2.1.Trang bị và nâng cao khả năng ứng phó với rủi ro của cán bộ nghiệp vụ:

* Trong trào lưu hội nhập ngày càng trở nên sâu sắc, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, nhất là đối với đội ngũ quản lý, điều hành lĩnh vực hoạt động này,

vừa nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, không ngừng học hỏi kinh nghiệm để phòng

chống rủi ro vừa được chuẩn bị về mặt tâm lý “luôn ở tư thế sẵn sàng đối đầu với rủi

ro” theo phong cách văn hóa của các quốc gia phát triển là vô cùng cần thiết.

* Một mặt, trang bị cách thức xử lý rủi ro cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ bằng cách thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo chung về rủi ro và hướng giải quyết chúng khi có phát sinh. Mặt khác, nâng cao cách xử lý rủi ro sao cho thiệt hại thấp nhất bằng cách cập nhật liên tục trên Hệ thống thông tin rủi ro các sự kiện phát sinh rủi ro và cách giải quyết chúng, nhất là các sự kiện xảy ra ở các ngân hàng, tập đoàn tài chính lớn, để họ rút tỉa kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng ứng phó.

3.3.2.2.Kiểm sốt và tài trợ rủi ro thơng qua việc trích dự phịng rủi ro, xây dựng mức ký quỹ và/hoặc mua bảo hiểm rủi ro:

* Trích dự phịng rủi ro đầy đủ và theo đúng tỷ lệ qui định trên cơ sở phân loại

đúng các loại nợ về chiết khấu chứng từ xuất khẩu, về cam kết thanh toán theo L/C.

* Xây dựng và điều chỉnh mức ký quỹ mở L/C theo hướng gia tăng mức ký quỹ

* Ký kết thỏa ước với các công ty bảo hiểm về việc mua bảo hiểm rủi ro đối với các giao dịch có giá trị lớn hoặc các giao dịch có thể nhìn thấy rủi ro ngay từ lúc đầu là cách san sẽ tổn thất, hạn chế thiệt hại khi có phát sinh rủi ro.

3.3.2.3.Thiết lập và thực thi khung “phạt bồi thường” đối với các đối tượng cố

tình vi phạm dẫn đến rủi ro:

Kiên quyết phê bình, đấu tranh và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với

những trường hợp cố tình vi phạm quy trình nghiệp vụ dẫn đến rủi ro. Cần có văn bản qui định rõ khung phạt bồi thường đối với các cá nhân hoặc tập thể cố tình sai phạm

tùy vào mức độ tổn thất do rủi ro mang lại.

3.3.Kiến nghị:

3.3.1.Đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước:

Hoạt động TTXNK của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và hệ thống NHNT nói riêng ln gắn chặt với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các cá

nhân, tổ chức. Hoạt động TTXNK chỉ có thể phát triển được trong mơi trường kinh

doanh xuất nhập khẩu thuận lợi, thơng thống. Bù lại, TTXNK càng ít rủi ro, càng an tồn, càng nhanh chóng thì hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu càng cao. Để có thể tạo một mơi trường thật sự thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển trong xu thế “Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới” cũng như

để có thể tạo ra một dịch vụ TTXNK đạt tầm quốc tế với rất ít rủi ro cho tất cả các bên

tham gia thông qua các giải pháp phòng chống, né tránh, giảm thiểu rủi ro và hạn chế thiệt hại được đề cập ở trên, tác giả đề tài xin đưa ra một số kiến nghị đối với hoạt động quản lý ở tầm vĩ mô của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước như sau:

* Tiếp tục cải cách thủ tục hải quan trên tinh thần thủ tục phải đơn giản hơn nữa, xử lý phải nhanh gọn hơn nữa, thủ tục hải quan điện tử phải được hoàn thiện thêm, đối tượng khai báo hải quan điện tử phải được mở rộng.

* Rà sốt lại và hồn thiện các chính sách thuế theo hướng chính sách thuế phải rõ ràng về ngành hàng, mức thuế, đối tượng chịu thuế, không đánh thuế đối với bất kỳ

* Tăng cường và nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tốn các doanh nghiệp theo

định kỳ; Có sự phối kết hợp giữa Ngân hàng nhà nước với các cơ quan khác của Chính

phủ như Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, Cục Thống Kê, Cục Quản Lý Vốn trong việc theo dõi, giám sát và cập nhật một cách liên tục, chính xác, có hệ thống các số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm giúp các ngân hàng thương mại nắm bắt và xác

định đúng năng lực thực của doanh nghiệp trong lúc thực hiện hoạt động tài trợ xuất

nhập khẩu.

* Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các Tham tán thương mại ở nước ngoài

trong việc cung cấp kịp thời, thậm chí đi trước một bước, những thơng tin tương đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương việt nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)