Phân tích phân phối xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đường cao tốc đà nẵng quảng ngãi (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 6 : PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI

6.6 Phân tích phân phối xã hội

Mục tiêu: Trong nền kinh tế hiện nay, việc thẩm định dự án chịu tác động của nhiều mục tiêu khác nhau. Những mục tiêu này nhiều khi không hỗ trợ nhau mà cịn đối nghịch nhau. Có những mục tiêu thuộc về tài chính, hoặc mục tiêu vì xã hội. Tuy nhiên không phải dự án nào cũng mang lại suất sinh lợi cao và mức độ an tồn tài chính cao cũng tạo ra lợi ích cho tổng thể kinh tế - xã hội. Lợi ích kinh tế - xã hội của một dự án là số sai biệt giữa lợi ích mà tồn thể nền kinh tế và xã hội thu được so với đóng góp mà xã hội phải bỏ ra khi dự án được thực hiện.

Lợi ích xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với các mục tiêu chung của xã hội và nền kinh tế. Những đáp ứng đó có thể đo lường qua các so sánh có tính định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của nhà nước… hoặc đo lường định lượng bằng cách tính mức gia tăng nhân lực, tài nguyên, tăng thu nhập ngoại tệ, mức đóng góp thuế cho nhà nước và nguồn thu về cho ngân sách nhà nước. Lợi ích xã hội có tính cách ước lượng nên không thể tránh được những sai lệch và rủi ro. Vì vậy, trong khi tính tốn chúng ta cần phải đưa ra những giả định có thể chấp nhận được. Những giả định này

có thể coi như những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tính tốn lợi ích và chi phí của dự án.

Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tạo ra các lợi ích ngoại tác vì ngân lưu kinh tế và ngân lưu tài chính khác nhau. Sự khác nhau này xuất phát từ những vấn đề nảy sinh đối với lợi ích kinh tế nhưng lại khơng thể hiện được qua lợi ích tài chính của dự án. Những sự khác biệt giữa giá trị kinh tế và giá trị tài chính của một số khoản mục trong dự án thể hiện rõ ràng qua một số hệ số chuyển đổi (CF) khác 1. Tổng lợi ích ngoại tác có thể được tính bằng cơng thức:

NPVext = NPVe - NPVfe (6.1) Trong đó:

NPVext = NPV của lợi ích ngoại tác NPVe = NPV của ngân lưu kinh tế

NPVfe = NPV của ngân lưu tài chính, sử dụng suất chiết khấu kinh tế

Bảng 6.4 Kết quả phân tích phân phối xã hội.

Các lợi ích Phân phối

Ngân lưu vào NPV tc

NPV kinh tế Ngoại tác Chính phủ CN làm cầu Người sử dụng Doanh thu ròng -153.69 362.27 515.96 515.96 Công nhân làm cầu 0 19.37 19.37 19.37

Người sử dụng 0 440.27 440.27 440.27 Ngân lưu ra Thuế thu thập 244.43 0 -244.43 -244.43 NPV dự án -398.12 821.91 1,220.03 760.39 19.37 440.27 Cân đối 1,220.03

Như bảng trên đây cho thấy rõ, dự án này chủ yếu tạo ra các ngoại tác kinh tế tích cực cho những người sử dụng con đường mới, điều này khơng có gì đáng ngạc nhiên với những kết quả có sẵn về phân tích kinh tế ở trên. Phân tích đó chỉ ra rằng người sử dụng con đường hưởng lợi rất nhiều (440,27 triệu USD) do việc tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành. Những công nhân tham gia vào việc xây dựng con

đường ban đầu cũng như vào việc bảo trì và sửa chữa trong dài hạn cũng được lợi (19,37 triệu USD) bởi vì tiền lương tài chính do dự án này trả cao hơn giá cung ứng của lao động. Các khoản lợi của Chính quyền chủ yếu đến từ thuế thu nhập doanh nghiệp (244,43 triệu USD) và khoản chênh lệch do chi phí vốn nền kinh tế cao hơn chi phí vốn vay (515,96 triệu USD). Đối tượng bị thiệt hại ở đây là các tổ chức tài trợ do chi phí cơ hội của khoản tiền cho vay và thiệt hại về chênh lệch ngoại hối sử dụng cho thành phần hàng hoá ngoại thương của chi phí dự án xây dựng đường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đường cao tốc đà nẵng quảng ngãi (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)