Về kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 77 - 79)

3.2 Nội dung chiến lược ngân hàng bán lẻ của SCB

3.2.2.5 Về kênh phân phối

Kênh phân phối là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Trước đây, ngân hàng là nơi khách hàng sẽ đến giao dịch nhưng ngày nay khách hàng muốn được giao dịch với ngân hàng

1. Nguồn thông tin 4. Đo lường và giám sát 2. Lập kế hoạch 5. Điều chỉnh 3. Thực hiện

65

mọi lúc mọi nơi. Do đó, bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, dịch vụ ngân hàng điện tử (phone banking, internet banking, mobile banking...) là một trong những thế mạnh trong cạnh tranh giữa các ngân hàng. Qua nghiên cứu, các nhà phân tích nhận thấy rằng, các khách hàng sử dụng các kênh phân phối khác nhau cho các mục đích khác nhau. Trong đó, khách hàng muốn giao dịch trực tiếp khi mua những món hàng có giá trị cao, cịn đối với những giao dịch thường xuyên và không cấp thiết: chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, lệnh thanh toán định kỳ thì khách hàng sử dụng các kênh cịn lại.

Hình 3.1: Mơ hình kênh phân phối của NHBL Shinsei ở Nhật.

Do đó, SCB cần chú trọng phát triển mạng lưới thơng qua các phịng giao dịch vệ tinh, điểm giao dịch với mơ hình gọn nhẹ nhằm tăng nhanh nguồn vốn, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân.

Thực hiện liên kết với các công ty bảo hiểm, đại lý mua bán xe ô tô, hệ thống siêu thị, các khu vui chơi – giải trí, các điểm du lịch...để chính các nhân viên của các cơng ty này là nhà các nhà phân phối sản phẩm cho SCB.

66

Mở rộng hoạt động về các tỉnh, thành để tạo hình ảnh quen thuộc trong mắt khách hàng và người dân cả nước, giúp nhanh chóng mở rộng thị phần và bù đắp lại sự dịch chuyển sang các SP thay thế ở các địa bàn trọng điểm.

Bên cạnh việc duy trì và mở rộng kênh phân phối truyền thống, SCB phải nhanh chóng hồn thiện, phát triển kênh phân phối NH điện tử - vốn dĩ có nhiều lợi thế như nhanh chóng, an tồn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả NH và KH. Ngoài kênh phân phối trực tiếp truyền thống và kênh phân phối điện tử, SCB cần tăng cường các kênh phân phối gián tiếp như thực hiện chiến lược Khách hàng của khách hàng (cho vay các khách hàng cá nhân mua nhà, đất từ các dự án mà SCB có cho vay để đầu tư chẳng hạn).

Nghiên cứu để áp dụng giờ giao dịch linh hoạt, phục vụ cả ngoài giờ, ngày nghỉ, ngày lễ giúp tạo thuận tiện cho giao dịch của KH là nhân viên văn phịng. Ngồi ra, SCB cần nhanh chóng thiết lập hệ thống công ty con hay công ty cổ phần để đa dạng hóa và bán chéo SP tiến tới xây dựng tập đồn tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)