1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU HIỆN NAY TRÊN
1.4.4 Mơ hình đầu vào, đầu ra và danh mục đầu tư
Để đương đầu với tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt và sự phát triển
ngày càng năng động, việc phân tích thị trường và sản phẩm đang trở nên ngày
càng quan trõng trong việc xác định tiềm năng thương hiệu. Preibner phát triển một phương pháp xác định tiềm năng thương hiệu để áp dụng để áp dụng và đưa ra
những kết quả cung cấp nhiều thông tin. Bốn giá trị cần thiết cho sản phẩm là thị phần, phân phối theo tỷ trọng, giá bán lẻ trung bình và hiệu quả của sản phẩm. Ba giá trị đầu có thể được đánh giá theo nhóm, giá trị thứ 4 có thể đánh giá thơng qua
điều tra …
1.4.4.1.1 Ưu điểm
− Xác định giá trị thương hiệu hay tiềm năng thương hiệu sử dụng phương
pháp này có thể tạo điều kiện mô tả phương hướng mà thị phần của sản phẩm (giả
định là phân phối thường xuyên) có tiền năng phát triển trong mối liên hệ với cạnh
tranh.
1.4.4.1.2 Nhược điểm
− Việc phân tích thị trường rất phức tạp, khó hiểu và mất nhiều cơng sức trong quá trình thu thập dữ liệu.
− Cùng với quan điểm các chức năng sản xuất, đầu vào/đầu ra có thể được
thêm vào hoặc nhân lên với nhau, nhưng chỉ có thể xuất hiện trong một tỷ số vì mục đích hiệu quả đo lường. Điều này bắt nguồn từ thực tế là việc thêm vào hoặc
nhân lên có thể làm tăng giá trị thương hiệu bởi một số nhân tố trùng lặp nào đó. Vì một đầu ra trong thời gian t được đầu tư vào trong thời gian t+l hoặc một đầu vào
trong thời gian t sẽ là đầu ra trong thời gian t+l. Tuy nhiên, quy luật này có sự loại trừ khi các khoản thêm vào và khoản nhân lên là đầu vào và chưa trở thành đầu ra thật sự.
− Phương pháp này được sử dụng khi tạo ra chỉ số giá trị tương đối, không cho phép xác định giá trị hoàn toàn.
− Giá trị thương hiệu được xác định không chỉ đề cập đến giá trị được tạo nên bởi xây dựng thương hiệu mà là tiềm năng được nhận diện thông qua công tác
Tóm tắt chương 1:
Thương hiệu là tài sản quý giá nhất đối với doanh nghiệp. Thương hiệu đã xuất hiện từ ngày xưa bằng những dấu hiệu trên gia súc và sản phẩm để phân biệt với các chủ hàng khác, đến ngày nay, thương hiệu còn thể hiện nhiều vai trị quan trọng khác. Hiện nay, có nhiều khái niệm về thương hiệu trên thế giới ở cả hai góc độ tài chính và marketing. Thương hiệu rất có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp, khách hàng, thị trường và xã hội.
Khoản những năm 80 của thập niên trước, các nhà kinh tế cũng như các nhà quản trị bắt đầu quan tâm đến giá trị thương hiệu do những tranh chấp có liên quan. Từ đây, thương hiệu bắt đầu được xem là giá trị tài sản vơ hình đáng giá và có ý nghĩa đối với giá trị doanh nghiệp và cũng có nhiều quan niệm về giá trị thương hiệu đứng ở góc độ tài chính và marketing. Ngày nay, ở các nước, giá trị thương hiệu đã được nhiều nước nghiên cứu và đưa lên bảng cân đối kế toán.
Từ sự xuất hiện của giá trị thương hiệu, các nhà quản trị và các nhà kinh tế bắt đầu quan tâm đến công tác định giá thương hiệu cho doanh nghiệp. Việc định giá thương hiệu rất cần thiết đối với doanh nghiệp ở khía cạnh quản lý thương hiệu, giao dịch tài chính. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp định giá thương hiệu trên thế giới dựa trên cơ sở tài chính, marketing và dung hịa giữa tài chính và marketing.
Ở chương 2, chúng ta tìm hiểu tầm quan trọng và thực trạng phát triển của thương hiệu và công tác định giá thương hiệu, đồng thời xác định được vai trò của Nhà nước trong quá trình phát triển và định giá thương hiệu ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THƯƠNG HIỆU VÀ
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU TẠI VIỆT NAM