2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU TẠI VIỆT NAM
2.2.3 Các phương pháp định giá thương hiệu áp dụng ở Việt Nam
Việc định giá thương hiệu và các tài sản sở hữu trí tuệ đang là một vấn đề rất mới ở nước ta, ngay cả với các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ. Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để xác định giá trị một thương hiệu. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp này đều phức tạp và kết quả thường không phải lúc nào cũng được
Các phương pháp định giá thương hiệu đã trình bày được áp dụng ở nhiều
quốc gia trên thế giới, tuy nhiên khi áp dụng ở Việt Nam gặp phải nhiều trở ngại do khác biệt về môi trường kinh doanh. Ơng Ngơ Ngọc Quang, Giám Đốc Dự Án công ty Tư Vấn Thương Hiệu Lantabrand - Việt Nam, cho biết “Để định giá đúng và chính xác giá trị thương hiệu, các doanh nghiệp khơng chỉ có hệ thống sổ sách rõ ràng, minh bạch, mà còn phải thực hiện những nghiên cứu và đánh giá về thị trường một cách bài bản và nghiêm túc. Đặc biệt, trong trường hợp công ty muốn kinh doanh theo hình thức nhượng quyền cho các đối tác, việc đánh giá thương
hiệu chính giá là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu”.
Do vậy, việc lựa chọn một phương pháp định giá thương hiệu cho doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng bởi vì phương pháp lựa chọn phải phù hợp với
điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay. Hiện nay, tại Việt Nam, việc định giá
thương hiệu thường được dựa trên các phương pháp định giá:
− Dựa trên cơ sở chi phí bao gồm phương pháp tiếp cận chi phí lịch sử phương pháp chi phí thay thế. Các doanh nghiệp có hệ thống kế tốn rõ ràng, tách bạch, phân loại được các chi phí lịch sử và các doanh nghiệp mới thành lập có thể áp
dụng phương pháp. Phương pháp chỉ quan tâm đến chi phí thực tế bỏ ra để xây dựng thương hiệu có khơng chú ý đến các chi phí tiềm ẩn bên trong hoạt động của doanh nghiệp làm gia tăng giá trị thương hiệu. Phương pháp chỉ đơn thuần là giá trị tài chính.
Phương pháp này xem giá trị thương hiệu là tổng hợp của tất cả những chi phí đã phát sinh trong quá khứ, hay chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến trạng thái hiện tại; tức là tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị, quảng cáo, truyền thông... Tuy nhiên, phương pháp này khơng thành cơng vì chi phí đầu tư cho thương hiệu chưa chắc tạo ra giá trị gia tăng từ thương hiệu.
− Phương pháp định giá dựa trên giá trị thị trường căn cứ vào việc so sánh giữa thương hiệu công ty và các thương hiệu sản phẩm cùng loại có mặt trên thị trường cùng loại. Phương pháp giúp doanh nghiệp xác định giá trị và vị trí trên thị trường của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu giúp các nhà marketing xây dựng và phát triển phương hiệu, không phục vụ cho lĩnh vực tài chính. Nhưng phương pháp này khơng thực tế lắm vì mỗi thương hiệu phải có sự khác biệt với các thương hiệu khác, nên khó so sánh được.
− Phương pháp định giá thương hiệu dựa trên khả năng sinh lợi: Phương pháp có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp. Các nhà quản trị và các nhà định giá phải dự đoán được dòng thu nhập của thương hiệu trong tương lai. Giá trị
thương hiệu tính được có độ tin cậy cao. Để sử dụng phương pháp này, các nhà
định giá cần phải xác định vòng đời của thương hiệu, tỷ lệ lãi suất của thương hiệu.
Nhìn chung, kết quả phương pháp này phục vụ cho các nhà quản trị, các nhà hoạch
định chiến lược và các nhà marketing.
− Phương pháp định giá Interbrand: Là phương pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Thường áp dụng cho các doanh nghiệp có thị trường ở nước ngoài.
Phương pháp dựa trên sự đánh giá các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu thể hiện sự phức tạp của thương hiệu. Kết quả định giá phục vụ cho công tác quản trị,
marketing và ra chiến lược phát triển, xây dựng thương hiệu.
Các phương pháp định giá đều giúp các nhà quản trị và các chuyên gia sử dụng phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị tài sản thương hiệu vẫn khơng được đưa vào sổ sách kế tốn doanh nghiệp do quy định của hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam.
Đối với thương hiệu nhượng bán, doanh nghiệp được ghi nhận vào sổ sách
giá trị thương hiệu được thoả thuận giữa hai bên.