THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU/TÀI SẢN VƠ HÌNH Ở VIỆT NAM
3.1.1 Mục tiêu
Thương hiệu và công tác định giá thương hiệu là vấn đề rất mới đối với nhà marketing, tài chính và quản trị khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn trên thế giới.
Do đó việc phát triển thương hiệu và định giá thương hiệu là vấn đề cần
thiết. Nó góp phần nâng cao vị thế thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
Để góp phần vào cơng cuộc xây dựng thương hiệu quốc gia cũng như giúp
các nhà quản trị có thêm cơ sở để xây dựng, phát triển thương hiệu trên thị trường năng động ở Việt Nam hiện nay, đề tài có các mục tiêu nghiên cứu sau:
− Đưa ra các phương pháp định giá thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp
Việt Nam trong thời kỳ kinh tế hiện nay.
− Đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng, bảo vệ và định giá
thương hiệu Việt Nam.
− Đưa ra các giải pháp giúp Nhà nước có chính sách hợp lý hỗ trợ doanh
nghiệp Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển, định giá thương hiệu
− Đưa ra các giải pháp cho cộng đồng cùng hướng tới mục tiêu phát triển
thương hiệu trong nước.
3.1.2 Quan điểm
Căn cứ vào nội dung luật sở hữu trí tuệ của nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005, căn cứ vào chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, một số quan điểm làm cơ sở đưa ra các giải pháp phát triển thương hiệu và định giá thương hiệu ở Việt Nam như sau:
− Xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng phong phú, chất lượng cao.
− Nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập.
− Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng và tăng cường năng lực trong việc xây dựng và quảng bá, bảo vệ thương hiệu.
− Hướng doanh nghiệp tiến gần các tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong doanh nghiệp Việt Nam.
− Xây dựng cộng đồng hướng tới sản phẩm thương hiệu Việt Nam.
− Thực hiện chính sách nhất quán trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hịa của chủ thể quyền với lợi ích xã hội, nhằm tiếp tục khuyến khích và thúc đẩy sáng tạo, khai thác tối đa quyền sở hữu trí tuệ phục vụ
cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
− Kết hợp hài hịa giữa việc bảo đảm lợi ích quốc gia với việc tôn trọng các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, trên cơ sở
khai thác tối đa các lợi thế của các điều ước đó nhằm đạt được các lợi ích quốc gia có thể trong hoạt động kinh tế quốc tế.
3.1.3 Phương hướng
− Nghiên cứu về thương hiệu, đặc biệt là phần cơ sở lý luận. Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng tại Việt Nam, đưa ra các giải pháp phát triển và bảo vệ thương hiệu.
− Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dựa vào việc nghiên cứu, phát triển thương hiệu.
− Nghiên cứu về các phương pháp định giá thương hiệu trên thế giới cùng với thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đề xuất phương pháp phù hợp với
tình hình kinh tế và luật pháp ở Việt Nam.
− Đưa ra các giải pháp về phát triển, bảo vệ và định giá thương hiệu cho các
doanh nghiệp. Dựa vào thực trạng của nền kinh tế Việt Nam.
− Nghiên cứu các văn bản pháp lý và tình hình luật pháp tại Việt Nam, đưa ra các kiến nghị nâng cao khả năng hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp ở Việt
Nam.
− Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực, kiến thức về thương hiệu cho đội
ngũ nhân sự có liên quan.
Căn cứ vào mục tiêu, quan điểm, phương hướng nêu trên, tôi đề xuất một số giải pháp liên quan đến thương hiệu và định giá thương hiệu qua hai phần chính:
− Kiến nghị một số giải pháp phát triển thương hiệu và công tác định giá ở Việt Nam.