Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh bình dương 001 (Trang 26 - 29)

Thang đo trong bản câu hỏi sơ bộ được dựa trên các nghiên cứu đã từng được thực hiện tại các nước như trình bày trong chương 2. Theo đó, bản câu hỏi sơ bộ bao gồm các biến quan sát như sau:

Nhân tố định hướng học hỏi gồm tất cả 12 biến quan sát, được đo lường từ ba thành phần:

Cam kết học hỏi: sử dụng thang đo của Galer và Van der Heijden (1992) và

Sinkula và ctg (1997), gồm 4 biến quan sát:

1. Về căn bản, các nhà quản trị của công ty cho rằng khả năng học hỏi của công ty là một giải pháp cho lợi thế cạnh tranh của công ty.

2. Các giá trị căn bản của cơng ty, bao gồm học hỏi là chìa khóa để cải tiến. 3. Cơng ty cho rằng học hỏi là đầu tư, không phải là chi phí.

4. Học hỏi được xem là một yếu tố cần thiết đảm bảo cho sự tồn tại của công ty.

Chia sẻ tầm nhìn: sử dụng thang đo của Sinkula và ctg (1997), gồm 4 biến

quan sát:

1. Mục tiêu hoạt động của công ty được chia sẻ rộng rãi cho tất cả nhân viên. 2. Có sự đồng thuận về tầm nhìn của tổ chức giữa tất cả các cấp, bộ phận

chức năng và các phòng ban.

3. Tất cả nhân viên đều cam kết với mục tiêu của công ty.

4. Nhân viên tự xem mình là cộng sự cùng tham gia vạch ra các phương hướng hoạt động cho đơn vị.

Xu hướng thoáng: sử dụng thang đo của Sinkula và ctg (1997) và Hult và

Ferrell (1997), gồm 4 biến quan sát:

1. Nhân viên không cảm thấy e ngại khi muốn phát biểu ý kiến cá nhân về các quan điểm của công ty về khách hàng.

2. Mọi cá nhân trong cơng ty đều có ý thức trong việc ln cải tiến phương thức cập nhật thông tin về thị trường.

3. Nhân viên ít khi nhận xét, đánh giá các quan điểm của doanh nghiệp về cách thức xử lý thông tin thị trường và khách hàng.

4. Nhân viên thường xuyên đánh giá chất lượng các quyết định và hoạt động của mình.

Đổi mới doanh nghiệp: gồm 5 biến quan sát, được đo lường bằng thang đo

của Hurley và Hult (1998) như sau:

1. Những đổi mới về mặt kỹ thuật, từ các kết quả nghiên cứu, được chấp thuận rộng rãi trong công ty.

2. Các cấp quản lý trong công ty luôn chủ động tìm kiếm các ý tưởng mới. 3. Sự đổi mới luôn dễ dàng được chấp nhận trong các dự án/chương trình của

cơng ty.

4. Nhân viên bị trách phạt nếu ý tưởng mới khơng có hiệu quả.

5. Đối với công ty, đổi mới là quá mạo hiểm và cần phải được ngăn chặn. Tác giả tiến hành nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn tay đôi với 11 người làm việc tại các doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh để hiệu chỉnh lại thang đo cho phù hợp với doanh nghiệp trong nước.

Bản tóm tắt kết quả phỏng vấn được trình bày trong phụ lục 3. Từ kết quả này, một số câu hỏi trong bản câu hỏi ban đầu đã được bỏ đi, hoặc điều chỉnh, thay đổi để phù hợp, dễ hiểu hơn.

Bản câu hỏi sơ bộ ban đầu sau khi điều chỉnh được khảo sát thử với 30 đối tượng khảo sát. Kết quả khảo sát thử, qua kỹ thuật kiểm tra độ tin cậy và phân tích nhân tố cho thấy thang đo đạt yêu cầu, người đọc hiểu đúng ý muốn hỏi của mỗi câu hỏi (kết quả khảo sát mẫu xem thêm trong phụ lục 4).

Với việc đo lường bằng khảo sát thử trực tiếp với 30 đối tượng khảo sát, tác giả đưa ra bản câu hỏi chính thức với các sửa đổi bổ sung cho phù hợp với doanh nghiệp trong nước, như sau:

- Bỏ 1 biến, bổ sung thêm 1 biến vào thang đo “cam kết học hỏi”. - Bỏ 1 biến, bổ sung thêm 2 biến vào thang đo “chia sẻ tầm nhìn”.

- Hiệu chỉnh 1 biến, bỏ 3 biến, bổ sung mới 3 biến vào thang đo “xu hướng thoáng”.

Thang đo sau khi được hiệu chỉnh, bổ sung như sau, các biến bổ sung thêm được in nghiêng.

Bảng 3.2. Thang đo và mã hóa thang đo (thang đo chính thức) Thành phần cam kết học hỏi: gồm bốn biến quan sát: Thành phần cam kết học hỏi: gồm bốn biến quan sát:

Công ty cho rằng: Ký hiệu

Khả năng học hỏi của nhân viên là một yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho đơn vị

Ck1

Công ty luôn xem việc học hỏi của nhân viên là một trong những mối quan tâm hàng đầu của đơn vị

Ck2

Việc học hỏi của nhân viên là một q trình đầu tư, khơng phải là chi phí

Ck3

Năng lực của nhân viên nhờ học hỏi là yếu tố cần thiết đảm bảo cho sự tồn tại của công ty

Ck4

Thành phần chia sẻ tầm nhìn gồm năm biến quan sát:

Cơng ty cho rằng:

Mục tiêu hoạt động của công ty được chia sẻ cho tất cả mọi nhân viên

Cs1

Công ty cho rằng việc chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn trong kinh doanh của cơng ty cho nhân viên là một điều đúng đắn

Cs2

Công ty cho rằng việc được chia sẻ tầm nhìn chiến lược, mục tiêu hoạt động của công ty giúp nhân viên thấy được vị trí của mình, từ đó tạo ra động lực giúp nhân viên tự giác và tích cực học hỏi để đóng góp cho cơng ty

Cs3

Tất cả nhân viên đều cam kết với mục tiêu của công ty Cs4 Mọi cấp bậc, phịng ban đều nhất trí về tầm nhìn của cơng ty Cs5

Thành phần xu hướng thống gồm bốn biến quan sát:

Cơng ty ln khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến về cách thức hoạt động của đơn vị

Nhân viên luôn cảm thấy thoải mái khi muốn bày tỏ ý kiến cá nhân về thị trường và khách hàng

Xh2

Công ty thường xuyên tiến hành xem xét đánh giá hiệu quả cách thức hoạt động của mình

Xh3

Cơng ty luôn hiệu chỉnh ngay các cách thức hoạt động khơng cịn phù hợp

Xh4

Nhân tố đổi mới doanh nghiệp gồm sáu biến quan sát:

Công ty cho rằng đổi mới là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của công ty.

Dm1

Công ty luôn khen thưởng cho các ý tưởng mới, sáng tạo Dm2

Công ty luôn cho ứng dụng các ý tưởng mới Dm3

Công ty luôn sáng tạo, đổi mới trong cách thức hoạt động của mình Dm4

Số lượng sản phẩm mới được đưa ra thị trường của công ty mỗi năm đều tăng

Dm5

Công ty luôn là đơn vị đầu tiên đưa sản phẩm mới ra thị trường Dm6

Bản câu hỏi nghiên cứu chính thức được thực hiện theo bảng phụ lục 5. Tất cả các câu hỏi đều được đo bằng thang đo Likert 5 điểm, từ 1= rất không đồng ý, 2 = khơng đồng ý, 3 = khơng có ý kiến, 4 = đồng ý, 5 = rất đồng ý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh bình dương 001 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)