Kết quả kiểm định EFA của thang đo đổi mới doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh bình dương 001 (Trang 38)

Nhân tố Biến quan sát 1 DM6 .882 DM4 .850 DM5 .803 DM2 .798 DM3 .790 DM1 .757 Hệ số KMO .854

Kiểm định Barlett – mức ý nghĩa sig. .000

Tổng phương sai trích (%) 66.330

Bảng này cho thấy, chỉ có 1 nhân tố được rút trích, và các biến quan sát đều có trọng số factor loading lớn hơn 0.4 nên các biến đều quan trọng trong nhân tố đổi mới doanh nghiệp.

Hệ số KMO = 0.854 nên kết quả EFA phù hợp với dữ liệu.

Kiểm định Barlett có mức ý nghĩa bằng 0.000 nên các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích bằng 66.33%. Do đó, EFA là phù hợp, các biến đều đạt yêu cầu cho phân tích tiếp theo.

Như vậy, thang đo này gồm các biến như sau:

Dm1: Công ty cho rằng đổi mới là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của công ty.

Dm2: Công ty luôn khen thưởng cho các ý tưởng mới, sáng tạo. Dm3: Công ty luôn cho ứng dụng các ý tưởng mới.

Dm4: Công ty luôn sáng tạo, đổi mới trong cách thức hoạt động của mình. Dm5: Số lượng sản phẩm mới được đưa ra thị trường của công ty mỗi năm đều tăng.

Dm6: Công ty luôn là đơn vị đầu tiên đưa sản phẩm mới ra thị trường.

Như vậy, mơ hình nghiên cứu ban đầu qua kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach và phân tích nhân tố EFA, các nhân tố đều đạt yêu cầu (trừ hai biến ck3 và xh1) và mơ hình ban đầu được giữ nguyên để thực hiện các kiểm định tiếp theo.

3.5. MÔ TẢ BIẾN

Bảng 3.12. Mô tả các biến quan sát của định hướng học hỏi

Biến Cỡ mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Điểm trung bình Độ lệch chuẩn CK1 103 2 5 4.38 .716 CK2 103 2 5 4.11 .670 CK4 103 2 5 4.13 .763 CAMKET 103 2.00 5.00 4.2039 .60541 CS1 103 2 5 4.44 .737 CS2 103 2 5 4.21 .636 CS3 103 2 5 3.91 .781 CS4 103 2 5 3.64 .778 CS5 103 2 5 3.59 .798 CHIASE 103 2.20 5.00 3.9592 .60414 XH2 103 1 5 3.71 1.044 XH3 103 1 5 3.82 .872 XH4 103 1 5 3.53 1.008 XUHUONG 103 1.33 5.00 3.6861 .84640

Với số điểm vượt qua ngưỡng trung bình của thang đo Likert 5 điểm và đạt mức đánh giá khá cao của cả 3 nhân tố thành phần, có thể nói quan điểm về định hướng học hỏi được doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ và thực hiện khá tốt.

Trong đó, cam kết học hỏi và chia sẻ tầm nhìn là hai nhân tố được doanh nghiệp cho điểm cao, nhất là cam kết học hỏi. Điều này cho thấy doanh nghiệp nước ta đánh giá cao việc học hỏi của nhân viên, đồng thời cịn có điểm chung là ln chia sẻ rộng rãi các quan điểm, mục tiêu hoạt động cho toàn tổ chức. Tuy nhiên, số điểm của xu hướng thống khơng cao chứng tỏ vẫn cịn có sự hạn chế trong việc thường xuyên đánh giá, xem xét lại cách thức hoạt động và chấp nhận thay đổi các quan điểm, suy nghĩ trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 3.13. Các biến quan sát sự đổi mới doanh nghiệp

Biến Cỡ mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn DM1 103 3 5 4.30 .608 DM2 103 2 5 3.87 .776 DM3 103 2 5 3.38 .806 DM4 103 2 5 3.61 .866 DM5 103 1 5 3.43 .800 DM6 103 1 4 3.06 .826 DOIMOI 103 2.00 4.67 3.6084 .63731

Có thể dễ dàng nhận thấy đổi mới doanh nghiệp là khái niệm có số điểm đánh giá thấp nhất trong 4 khái niệm được nghiên cứu. Số điểm trung bình 3.61 đồng nghĩa với việc doanh nghiệp xác định mức độ sáng tạo, đổi mới của đơn vị cịn chưa cao. Trong đó, với số điểm 3.06, biến dm6 (“Công ty luôn là đơn vị đầu

tiên đưa sản phẩm mới ra thị trường”) là biến có điểm trung bình thấp nhất của

khái niệm đổi mới và cũng là biến có điểm đánh giá thấp nhất trong tất cả các biến quan sát của thang đo cho thấy đây là một điểm yếu, một điểm còn hạn chế của doanh nghiệp trong nước nói chung.

3.6. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Để xác định mơ hình có phù hợp hay không cũng như làm căn cứ để xác nhận hay loại bỏ các giả thuyết nghiên cứu, tác giả thực hiện phân tích hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (phương pháp Enter) từ phần mềm xử lý thống kê SPSS.

Mơ hình lý thuyết được trình bày trong chương 2 có 4 khái niệm nghiên cứu là (1) Cam kết học hỏi (2) Chia sẻ tầm nhìn (3) Xu hướng thống (4) Sự đổi mới của doanh nghiệp. Trong đó, sự đổi mới của doanh nghiệp là khái niệm phụ thuộc (đặt là DOI), ba khái niệm còn lại là những khái niệm độc lập và được giả định là những yếu tố tác động vào sự đổi mới của doanh nghiệp.

Kết quả phân tích hồi quy như sau:

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy

Mơ hình Hệ số tương quan R

Hệ số xác định R2

Hệ số R2 điều

chỉnh Sai số chuẩn ước lượng

1 .838(a) .702 .693 2.11612

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tích cho thấy mơ hình có hệ số xác định R2=0.702 và R2 được điều chỉnh là 0.693. Điều này cho thấy độ thích hợp của mơ hình là 69.3% hay nói cách khác, 3 nhân tố của định hướng học hỏi giải thích được 69.3% độ biến thiên của nhân tố đổi mới doanh nghiệp, 30.7% còn lại phụ thuộc vào các yếu tố khác.

Bảng 3.15. Kết quả phân tích phương sai ANOVA Mơ hình Tổng độ lệch Mơ hình Tổng độ lệch bình phương Bậc tự do tương ứng Độ lệch bình phương bình quân

F Độ tin cậy Sig.

1 Hồi quy 1046.660 3 348.887 77.912 .000(a)

Phần dư 443.320 99 4.478

Tổng 1489.981 102

Phân tích ANOVA cho thấy thơng số F có trị số đúng bằng tỉ số của độ lệch bình phương bình quân hồi quy với độ lệch bình phương bình quân phần dư tương ứng với mức ý nghĩa quan sát sig = 0.0000 chứng tỏ mơ hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, và các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, các biến độc lập trong mơ hình đều có quan hệ với biến phụ thuộc là sự đổi mới doanh nghiệp.

Qua kiểm tra, kết quả cho thấy các giả thuyết của phương trình hồi quy đều khơng bị vi phạm (xem thêm phụ lục 6), vì vậy các kết quả của phương trình hồi quy đều có giá trị và có thể sử dụng được. Kết quả phân tích hồi quy như sau:

Bảng 3.16. Kết quả của các biến trong mơ hình

Hệ số chưa tiêu chuẩn hóa

Hệ số đã tiêu

chuẩn hóa t Sig.

Quan hệ tuyến tính giữa các biến Mơ hình Hằng số B Sai số

chuẩn Hệ số Beta Dung sai

Hệ số phóng đại phương sai VIF 1 (Hằng số) .686 1.655 .415 .679 CAMKET .269 .134 .128 2.012 .047 .746 1.341 CHIASE .445 .091 .351 4.901 .000 .584 1.711 XUHUONG .792 .098 .526 8.079 .000 .708 1.412

Biến phụ thuộc: DOIMOI

Kết quả phân tích hệ số hồi quy cho thấy mơ hình khơng bị vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến do hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2.

Kết quả phân tích hệ số hồi quy cho thấy: mức ý nghĩa sig của tất cả các biến đều nhỏ hơn 0.05 và giá trị t đều lớn hơn 2. Do đó, ta có thể nói rằng tất cả các biến độc lập khơng có quan hệ tuyến tính với nhau và đều có tác động đến sự đổi mới của doanh nghiệp.

Do các hệ số hồi quy đều mang dấu dương nên tất cả các nhân tố này đều có ý nghĩa trong mơ hình và tác động cùng chiều đến sự đổi mới của doanh nghiệp.

Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa của mơ hình:

DOI = 0.686 + 0.526 x Xu hướng thoáng + 0.351 x Chia sẻ tầm nhìn + 0.128x Cam kết học hỏi.

Mơ hình này giải thích được 69.3% sự thay đổi của nhân tố đổi mới doanh nghiệp là do các biến độc lập trong mơ hình tạo ra, cịn lại 30.7% biến thiên của nhân tố này được giải thích bởi các biến khác ngồi mơ hình mà trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chưa đề cập đến.

Với các hệ số beta đều dương, mơ hình cịn cho thấy các biến độc lập đều gây tác động thay đổi cùng chiều đến sự đổi mới của doanh nghiệp với độ tin cậy 95%.

Bảng 3.17. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong định hướng học hỏi đến sự đổi mới doanh nghiệp:

Biến thay đổi Giá trị thay đổi

Giá trị thay đổi của DOI

Điều kiện các biến còn lại

Cam kết học hỏi Tăng lên 1 Tăng lên 0.128 Chia sẻ tầm nhìn Tăng lên 1 Tăng lên 0.351 Xu hướng thoáng Tăng lên 1 Tăng lên 0.526

Không thay đổi

Như vậy, có thể kết luận kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Bảng 3.18. Bảng tổng hợp kiểm định các giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết Kết quả kiểm

định

H1 Có mối quan hệ dương giữa Cam kết học hỏi và Đổi mới doanh nghiệp

Chấp nhận

H2 Có mối quan hệ dương giữa Chia sẻ tầm nhìn và Đổi mới doanh nghiệp

Chấp nhận

H3 Có mối quan hệ dương giữa Xu hướng thống và Đổi mới doanh nghiệp

Chấp nhận

Từ những phân tích trên, ta có thể kết luận là mơ hình nghiên cứu đề xuất thích hợp với dữ liệu nghiên cứu, và các giả thuyết nghiên cứu H1, H2, H3 đều được chấp nhận. Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu được minh họa theo hình sau:

Hình 3.2. Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu

3.7. TÓM TẮT:

Đề tài được thực hiện với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp định lượng. Dựa trên thang đo của các nghiên cứu tương tự tại các nước trước đây, bản câu hỏi ban đầu được xây dựng và sử dụng phỏng vấn tay đơi với 11 người để hiệu chỉnh lại, sau đó khảo sát thử với mẫu kích thước n=30 để hồn chỉnh thành bản câu hỏi chính thức.

Chia sẻ tầm nhìn Sự đổi mới của

doanh nghiệp

H2 (+)

Cam kết học hỏi H1 (+)

Nghiên cứu chính thức được thực hiện với cỡ mẫu n=103 để kiểm định thang đo và mơ hình nghiên cứu. Sau khi các nhân tố được kiểm tra có tương quan với nhau, thang đo được phân tích thơng qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, sau đó sử dụng phân tích hồi quy để kiểm định mơ hình nghiên cứu.

Đối tượng khảo sát của đề tài là các cá nhân giữ vị trí từ trưởng phịng trở lên tại các doanh nghiệp trong thành phố.

Nhân tố định hướng học hỏi được đo lường qua ba thang đo: cam kết học hỏi của doanh nghiệp, xu hướng thoáng và chia sẻ tầm nhìn với tổng cộng 13 biến quan sát. Nhân tố đổi mới của doanh nghiệp được đo lường với 6 biến quan sát.

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương 3, tác giả đã trình bày quá trình thu thập và xử lý dữ liệu khảo sát, trong chương này tác giả sẽ thảo luận các kết quả có được từ q trình xử lý dữ liệu khảo sát đó, chủ yếu dựa trên kết quả từ mơ hình hồi quy và các phân tích sự tác động của các biến phụ để làm rõ mối liên hệ giữa định hướng học hỏi và đổi mới doanh nghiệp.

4.1. KẾT LUẬN VỀ CÁC GIẢ THUYẾT CỦA MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Từ kết quả phân tích hồi quy, ta có thể kết luận rằng các nhân tố thuộc định hướng học hỏi trong mơ hình nghiên cứu (gồm cam kết học hỏi, xu hướng thống, chia sẻ tầm nhìn) đều có ảnh hưởng đến sự đổi mới của doanh nghiệp. Ta có thể xác định được mức độ tác động của từng yếu tố dựa trên giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy beta đã chuẩn hóa theo nguyên tắc: yếu tố nào có giá trị beta càng lớn thì mức độ tác động của nó đến sự đổi mới doanh nghiệp càng mạnh.

Như vậy trong mơ hình này, sự đổi mới của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi yếu tố xu hướng thoáng (beta = 0.526), thứ hai là yếu tố chia sẻ tầm nhìn (beta = 0.351) và thấp nhất là yếu tố cam kết học hỏi (beta = 0.128).

Trong chương 2, tác giả đã nêu lên 3 giả thuyết nghiên cứu và qua kết quả kiểm định hệ số tin cậy và phân tích nhân tố khám phá, cả 3 giả thuyết này vẫn được giữ ngun cùng với mơ hình nghiên cứu.

Trong đó, giả thuyết H1 phát biểu rằng cam kết học hỏi có mối quan hệ dương với sự đổi mới của doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả hồi quy cho thấy, với hệ số beta=0.128 và mức ý nghĩa sig=0.047 (đạt yêu cầu vì nhỏ hơn 0.05), giả thuyết H1 được chấp nhận, chứng minh sự đúng đắn của giả thuyết này trong thực tế. Kết quả này cho phép kết luận rằng việc cam kết học hỏi của doanh nghiệp tăng thì sẽ làm cho sự đổi mới trong doanh nghiệp tăng theo.

Giả thuyết H2 cho rằng chia sẻ tầm nhìn có mối quan hệ dương với sự đổi mới của doanh nghiệp. Với kết quả hệ số beta trong phân tích hồi quy là giá trị dương (bằng 0.351) ở mức ý nghĩa sig bằng 0, giả thuyết này hồn tồn được chấp nhận. Điều này có nghĩa là việc chia sẻ tầm nhìn trong một doanh nghiệp thực sự có tác động cùng chiều đến sự đổi mới của doanh nghiệp đó.

dương với sự đổi mới của doanh nghiệp. Giả thuyết này cho thấy cũng được chứng minh là đúng đắn trong thực tế khi kết quả phân tích hồi quy cho ra kết quả beta bằng 0.526 ở mức ý nghĩa sig bằng 0 cho thấy giả thuyết này được chấp nhận. Như vậy, việc một doanh nghiệp có xây dựng được xu hướng thống trong mơi trường làm việc của mình hay không cũng sẽ gây tác động tích cực hoặc tiêu cực tương ứng đối với sự đổi mới của doanh nghiệp đó.

4.2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN ĐỊNH TÍNH

4.2.1. Tác động của loại hình doanh nghiệp

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích ANOVA nhiều yếu tố để xem có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp đối với sự đổi mới của doanh nghiệp hay không (xem thêm trong phụ lục 7).

Kết quả cho thấy mức ý nghĩa sig. của các biến cam kết học hỏi, xu hướng thống, chia sẻ tầm nhìn và đổi mới doanh nghiệp đều lớn hơn 0.05. Do vậy, có thể nói phương sai của các loại hình doanh nghiệp đối với các thành phần khơng khác nhau và có ý nghĩa thống kê, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Trong bảng phân tích phương sai ANOVA, ta thấy: mức ý nghĩa quan sát sig. của các biến cam kết học hỏi, chia sẻ tầm nhìn, xu hướng thống và đổi mới đều lớn hơn 0.05 nên có thể nói chưa có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc đánh giá các thành phần này hay nói cách khác, mức độ định hướng học hỏi và sự đổi mới tại các doanh nghiệp khơng có khác biệt dù thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau.

4.2.2. Tác động của kích cỡ doanh nghiệp

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích ANOVA nhiều yếu tố để xem có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp trong sự đổi mới của doanh nghiệp hay không (xem thêm trong phụ lục 7).

Kết quả cho thấy mức ý nghĩa sig. của các biến cam kết học hỏi, xu hướng thống, chia sẻ tầm nhìn và đổi mới doanh nghiệp đều lớn hơn 0.05. Do vậy, có thể nói phương sai của các loại hình doanh nghiệp đối với các thành phần cam kết học hỏi, chia sẻ tầm nhìn, xu hướng thống và đổi mới doanh nghiệp khơng khác nhau và có ý nghĩa thống kê, và kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Trong bảng phân tích phương sai ANOVA, ta thấy: mức ý nghĩa quan sát sig. của cam kết học hỏi và chia sẻ tầm nhìn lớn hơn 0.05 nên có thể nói chưa có sự

khác biệt có ý nghĩa trong việc đánh giá hai thành phần này. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong hai yếu tố cịn lại.

Với yếu tố xu hướng thoáng

Qua kiểm tra Post Hoc Test, với kết quả kiểm định F trong ANOVA có Sig =

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh bình dương 001 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)