3.3.1. Mẫu nghiên cứu
Giai đoạn xây dựng thang đo:
Trong giai đoạn này, tác giả tiến hành phỏng vấn tay đôi với 11 người hiện đang giữ vị trí từ trưởng phịng trở lên của doanh nghiệp tại thành phố. Các doanh nghiệp này thuộc nhiều hình thức doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, trách nhiệm hữu hạn và cổ phần) và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là các nhà quản lý trong doanh nghiệp, nắm vững quan điểm, chủ trương của doanh nghiệp cũng như biết chính xác về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy có khả năng nhận định vấn đề và phát biểu ý kiến phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu.
Tiếp theo, bảng câu hỏi đã hiệu chỉnh được dùng khảo sát thử cho 30 người khác có chức danh tương tự, ghi nhận các phản hồi và hoàn chỉnh lần cuối để nghiên cứu định lượng.
Giai đoạn nghiên cứu chính thức:
Đối tượng được sử dụng để khảo sát trong giai đoạn này cũng là các cá nhân giữ vị trí nhất định trong doanh nghiệp tương tự như trong giai đoạn nghiên cứu định tính.
Về phương pháp lấy mẫu, nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Theo nguyên tắc, kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích được áp dụng là phân tích nhân tố EFA.
Theo quy tắc kinh nghiệm trong xác định cỡ mẫu cho phân tích EFA thì thơng thường cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến quan sát trong phân tích nhân tố (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê 2005). Nếu cần ít nhất 5 quan sát cho mỗi biến đo lường, dựa theo số biến quan sát trong nghiên cứu này là 19 biến, thì kích cỡ mẫu cần thiết trong nghiên cứu này phải từ ít nhất là 95 quan sát trở lên.
Số lượng mẫu khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu này là 103 mẫu.
3.3.2. Mô tả mẫu nghiên cứu
Như đã được trình bày ở trên, mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Có tổng cộng 200 bản câu hỏi được gởi đến đối tượng khảo sát bằng phương thức khảo sát trực tiếp, gởi email hoặc gởi thư. Số lượng kết quả thu về là 147 bản, tỷ lệ hao hụt là 26.5%. Dữ liệu sau khi thu thập được kiểm tra lại trước khi đưa vào nhập liệu. Kết quả là trong đó, số bản trả lời không sử dụng được, bị loại ra là 44 bản (trả lời không đầy đủ các câu hỏi, bị lặp đơn vị khảo sát, đối tượng trả lời không đúng, kết quả trả lời có nghi vấn,…), số dữ liệu sử dụng được là 103 bản, đạt tỷ lệ 51.5%.
Trong số 103 bản trả lời hợp lệ, doanh nghiệp cổ phần chiếm tỷ trọng đa số - 46.6%, kế đến là công ty trách nhiệm hữu hạn – 35% và ít nhất là doanh nghiệp nhà nước – 18.4%. Về quy mô của doanh nghiệp, doanh nghiệp quy mô nhỏ (số lượng
nhân viên dưới 50 người) chiếm tỷ lệ đa số - 40.8%, kế tiếp là doanh nghiệp lớn (>200 người) – 38.8%, ít nhất là doanh nghiệp có quy mơ vừa (từ 50-200 lao động) – 20.4%.
3.4. XỬ LÝ DỮ LIỆU