(Đơn vị: %) 2006 2007 2008 2009 ACB 10,89 16,19 12,44 9,73 Vietcombank 9,3 9,2 8,9 8,11 BIDV 5,5 6,7 8,94 9,53 Sacombank 11,82 11,07 12,16 11,41
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB và các ngân hàng khác)
Hiện nay NHNN vừa ban hành Thông tư 13/2010/TT- NHNN thay thế cho Quyết định 457, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM từ 8% lên 9%. Theo nhận định của các chuyên gia, đây là một tín hiệu đáng mừng phản ánh quyết tâm
của NHNN trong việc nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống NH tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn theo Ủy ban Basel.
Với sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp ACB cải thiện đáng kể năng lực tài chính và hệ số an tồn vốn tối thiểu CAR của ACB đã đạt yêu cầu của Thông Tư 13. Điều này phù hợp với bối cảnh gia nhập nền kinh tế thế giới, quy mô vốn của ACB sẽ tăng để đảm bảo hệ số an toàn vốn và đảm bảo khả năng mở rộng kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu mới từ thị trường.
Tình hình nợ q hạn và trích lập dự phịng của ACB
Tuy dư nợ cho vay tăng nhiều qua các năm, ACB vẫn kiểm sốt tốt tình hình nợ xấu, tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ luôn thấp nhất trong các NHTMCP trong nước và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ quy định của NHNN. Việc tính dự phịng cụ thể được căn cứ trên các tỷ lệ áp dụng cho từng nhóm nợ với tỷ lệ dự phịng theo Quyết định 493 của chính phủ thể hiện như sau:
(Đơn vị: tỷ đồng) 2007 2008 2009 2010 Dự phòng cụ thể cho khách hàng vay 4.802 21.896 63.853 65.534 Dự phòng chung cho khách hàng vay 129.735 206.727 436.845 539.390 Tổng dự phòng rủi ro 134.537 228.623 500.698 604.924
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB)
Trong năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của ACB cũng như việc trích lập dự phịng cho vay có thể sẽ cao hơn trong năm 2008 do gặp rủi ro trong việc cho vay kinh doanh bất động sản và cho vay kinh doanh chứng khốn. Tính đến Q 3/2010, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 1% (nợ xấu thấp hơn 0,4% tổng dư nợ). ACB cho rằng, cịn số này cũng làm mất đi khơng ít cơ hội sinh lời, tức ACB sẽ không cho vay bằng mọi giá để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, mà chỉ chọn những dự án khả thi tài trợ vốn, nhằm đảm bảo khả năng sinh lời hiệu quả.
số dư nợ cho vay/huy động vốn chỉ khoảng 50% vào cuối năm 2009, thấp nhất trong hệ thống NH trong khi vẫn duy trì được khả năng sinh lợi cao. Trong tình hình nguồn vốn đang căng thẳng, cũng có thể được hưởng lợi khi kinh doanh trên thị trường liên NH.
b. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ:
Nhận thức vai trò của Basel II trong QTRR, ACB tiến hành xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ nhằm đáp ứng nhu cầu: đánh giá, giám sát và ra quyết định cho vay đối với khách hàng cho mục đích ra quyết định cho vay, thu hồi vốn và đảm bảo lợi nhuận. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng cho ACB bao gồm các thành phần sau:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho Doanh nghiệp phân loại nợ theo phương pháp định tính và định lượng trong 2 phần: tài chính và phi tài chính.
Phần tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên
phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính xem xét bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, Nhóm chỉ tiêu hoạt động, Nhóm chỉ tiêu cân nợ, Nhóm chỉ tiêu thu nhập
Phần phi tài chính: được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương
pháp định lượng, bao gồm các nhóm: Khả năng trả nợ của Doanh nghiệp, Trình độ quản lý và môi trường nội bộ, Quan hệ với Ngân hàng, Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho hộ kinh doanh
Việc xếp loại rủi ro của cơ sở kinh doanh dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu thơng tin về cá nhân kinh doanh là chủ cơ sở kinh doanh; Nhóm chỉ tiêu thơng tin khác liên quan đến cơ sở kinh doanh; và Một trong hai nhóm chỉ tiêu sau: Nhóm chỉ tiêu về phương án kinh doanh (cho cá nhân kinh doanh vay vốn cho mục đích bổ sung vốn lưu động); hoặc Nhóm chỉ tiêu về phương án đầu tư (cho cá nhân kinh doanh vay vốn cho mục đích đầu tư trung dài hạn).
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân
Việc đánh giá sẽ thực hiện theo từng món vay dựa trên đánh giá xếp loại rủi ro khách hàng. Xem xét 2 nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu về nhân thân; và Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ. Trong đó nhóm chỉ tiêu về nhân thân chiếm tỉ trọng 40% và nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ chiếm tỉ trọng 60% trong tổng điểm xếp loại rủi ro.
Quy trình chấm điểm tín dụng tại ACB như sau:
Bước 1: Xác định ngành kinh tế dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng (đem lại doanh thu trên 50% trong 3 năm liên tục). Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng khơng có ngành nào có doanh thu trên 50%, ACB sẽ chọn ngành nào có tiềm năng phát triển nhất trong tương lai.
Bước 2: Xác định quy mô Doanh nghiệp tùy thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Các chỉ tiêu cần quan tâm như: Vốn chủ sở hữu; Số lượng lao động bình quân; Doanh thu thuần; Tổng tài sản
Bước 3: Xác định loại hình sở hữu Doanh nghiệp.
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, Nhóm chỉ tiêu hoạt động, Nhóm chỉ tiêu cân nợ và Nhóm chỉ tiêu thu nhập.
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính: Khả năng trả nợ, Trình độ quản lý và môi trường nội bộ, Quan hệ với Ngân hàng, Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp.
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng
Điểm của khách hàng = Điểm của các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính + Điểm của các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính
Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tùy theo ngành nghề và quy mô của Doanh nghiệp. Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng sẽ giúp xác định mức phân loại của khoản cho vay theo bảng dưới đây: