Về công tác kiểm tra giám sát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 64 - 65)

2.3.2 .1Tỷ lệ an toàn vốn và hệ thống xếp hạng nội bộ

2.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến ứng dụng Hiệp ước Basel II

2.4.1.3 Về công tác kiểm tra giám sát nội bộ

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên song song với công việc kinh doanh. Kiểm tra nội bộ cần được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ

xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an tồn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới. Trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của ACB hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ, hiện nay tại ACB, tuy có chú trọng hơn, nhưng bộ máy tổ chức chưa thực sự hồn chỉnh, trình độ nghiệp vụ của nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu, vả lại thiếu tính độc lập trong cơng tác kiểm tra, giám sát của bộ phận hết sức quan trọng này tại chi nhánh/phịng giao dịch.

Bên cạnh đó việc thiếu kiểm tra và quản lý sau khi cho vay: tập trung nhiều cho việc thẩm định trước khi cho vay, lơi lỏng q trình kiểm tra, kiểm sốt sau khi cho vay. Khi NH cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả: theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của NH nói chung và theo dõi hoạt động của khách hàng nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng nhằm tìm ra những cơ hội mới và mở rộng kinh doanh.

Tuy nhiên trong thời gian qua ACB chưa thực hiện tốt công tác này mặc dù ACB đã có quy trình hiệu quả nhằm kiểm tra giam sát sau cho vay. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng (cho khách hàng ký trước biên bản kiểm tra hoặc chỉ để đối phó với kiểm tốn, thanh tra), một phần do hệ thống thông tin quản lý tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ACB yêu cầu. Tuy tại ACB có một số hệ thống theo dõi như TCBS, CLMS, hệ thống theo dõi thu nợ đang được triển khai xây dựng nên trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bộ phận quản lý nợ tập trung mới thành lập, chưa hoàn chỉnh nên hoạt động cũng chưa thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)