Tổng hợp các đánh giá chung về thực trạng áp dụng kiểm soát nội bộ ở các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh lâm đồng hiện nay (Trang 74)

nội bộ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung, trên mẫu khảo sát nói riêng nhìn chung đã có những nỗ lực rất lớn để phát triển hoạt động sản

xuất kinh doanh, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế để thực hiện chức năng kiểm soát trong mọi quá trình quản lý hoạt động kinh, quản lý cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp. Vì vậy mà các doanh nghiệp rất cần thiết phải quan tâm đến việc xây dựng và thực hiện, vận hành, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ

để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Qua kết quả khảo sát ở phần trên, ta thấy tại phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, nhìn chung đều có thiết lập hệ thống kiểm sốt nội bộ,

đánh giá cụ thể theo 5 nhân tố cấu thành: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi

ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát.

Các doanh nghiệp có cố gắng vào việc hình thành mơi trường kiểm sốt tốt cho doanh nghiệp mình. Hầu hết các nhà quản lý doanh nghiệp đều hiểu rằng môi trường kiểm sốt tạo ra các chính sách, các trình tự và chỉ dẫn đảm bảo cho sự giám sát liên tục và hoạt động hiệu quả của mỗi doanh nghiệp.

Tồn tại và kinh doanh trong bối cảnh đầy cạnh tranh và thách thức như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên nhận dạng và phân tích các rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh. Việc phân tích, đánh giá rủi ro cũng luôn được các nhà quản lý quan tâm thực hiện trong hệ thống kiểm sốt nội bộ của mình nhằm đảm bảo các mục tiêu chung của doanh nghiệp và các mục tiêu riêng của từng bộ phận, từng hoạt động được thỏa mãn. Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều loại rủi ro mà doanh nghiệp chưa đánh giá hết mức ảnh hưởng.

Hoạt động kiểm soát trong các doanh nghiệp cũng được quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên, nguyên tắc cần thiết của kiểm soát là ủy quyền và phân

công phân nhiệm lại chưa được đảm bảo tốt để thực hiện các nghiệp vụ, hoạt

động.

Thông tin và truyền thơng trong hệ thống kiểm sốt nội bộ cũng đã được chú ý. Các doanh nghiệp đều quan tâm đến độ trung thực và tính đáng

tin cậy của thơng tin, có thực hiện truyền thơng để cung cấp thơng tin một cách chính xác. Tuy nhiên, nhân tố này chưa được chú trọng nhiều.

Tuy đã được thiết lập, nhưng việc giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ

cũng chỉ ở mức tương đối và chưa mang lại hiệu quả cao. Có nhiều nhà quản lý chưa thực hiện đánh giá thường xuyên và định kì hệ thống kiểm sốt nội bộ nên việc điều chỉnh và duy trì sự hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ qua nhiều thời kì khác nhau chưa được đảm bảo.

Nhìn chung, ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có một số điểm khiến hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động chưa hiệu quả do một số nguyên nhân sau:

- Đa phần các doanh nghiệp chỉ thuê một số ít các nhân viên kế tốn để

thực hiện cơng tác kế tốn và chủ yếu là làm báo cáo tài chính nhằm đối phó với các cơ quan chức năng. Các nhà quản lý cho rằng hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ chủ yếu phục vụ cho chính doanh nghiệp họ mà thơi.

- Không đủ nhân lực để phân chia trách nhiệm. Do các nhà quản lý

doanh nghiệp ưu tiên vốn cho các hoạt động kinh doanh khác hơn là tuyển

dụng lao động. Chính điều này làm cho lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa ít lại vừa khơng có chun mơn cao, nên hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ nhân lực để phân chia trách nhiệm cũng như thể phân

chia trách nhiệm trong cơng việc sao cho có hiệu quả.

- Do việc phân công phân nhiệm không rõ ràng nên ai cũng có thể tiếp xúc với tài sản và sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để tận dụng tối đa nguồn nhân lực ít ỏi của doanh nghiệp nên một người có thể đảm đương nhiều công việc cùng một lúc. Do vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm đó nên việc bảo vệ tài sản và sổ sách kế tốn khơng chặt chẽ. Hơn nữa, vì có

sự chồng chéo giữa các phịng ban, khơng có sự trao đổi thơng tin, khi có sai sót xảy ra thì các bộ phận sẽ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

- Hoạt động kiểm sốt đối với hệ thống máy tính chưa được tốt. Do số

lượng nhân viên ít nên họ phải kiêm nhiệm nhiều phần hành khác nhau, như thế, việc phân chia trách nhiệm xử lý và thực hiện công tác kế tốn khơng rõ ràng. Chính điều này có thể dẫn đến những sai sót, vi phạm, gian lận cố ý

không quy được trách nhiệm cụ thể.

- Việc bảo đảm an toàn cho hệ thống máy tính cũng chưa được quan tâm

đúng đắn. Nên việc đảm bảo dữ liệu có độ tin cậy cao cũng chưa đạt. Các thủ

tục kiểm soát chưa đủ để giúp doanh nghiệp bảo mật thông tin với bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp.

- Khi ra quyết định kinh doanh, các nhà quản lý doanh nghiệp thường

dựa vào thông tin từ thị trường và kinh nghiệm phán đốn có được từ thực tế hơn là dựa vào những thơng tin do hệ thống kế tốn cung cấp. Vì thế, hoạt

động kế tốn chủ yếu được chú trọng để thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp

với nhà nước mà thơi.

- Các chính sách sử dụng lao động chưa tốt nên không tạo động lực

khuyến khích nhiệt tình lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên. Do đó, tác động đến tính có hiệu lực của các thủ tục kiểm soát

- Thiếu sự xem xét, đánh giá định kì hệ thống kiểm sốt nội bộ để có thể có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết nhằm khắc phục những yếu kém của hệ thống kiểm sốt nội bộ cho phù hợp với tình hình của từng giai đoạn và duy trì sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ qua những thời kì khác nhau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý thuyết của chương 1, chương 2 đã mô tả thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc sử dụng công cụ đánh giá COSO ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng.

Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp có cố gắng vận dụng lý thuyết kiểm soát nội bộ vào thực tế để kiểm soát và quản lý các hoạt động của doanh nghiệp mình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, việc thiết

kế này hầu như chỉ mang tính tự phát, khơng hệ thống nên mức độ thành cơng chưa cao, vẫn cịn nhiều điểm khiến hệ thống kiểm soát nội bộ chưa phát huy

hết hiệu quả như về tổ chức nhân sự, phân định trách nhiệm, quyền hạn, kiểm soát hệ thống máy tính, đánh giá và phân tích các rủi ro ở doanh nghiệp...

Chương tiếp theo sẽ trình bày về một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt

động kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp giúp vận hành hữu hiệu hơn

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Ở TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY

Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu ở chương 1 và những vấn đề thực

trạng ở chương 2, chương 3 này tác giả xin được đưa ra một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm sốt nội bộ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới.

Các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ thể hiện trong một số nội dung cơ bản và trên cơ sở nền tảng như sau:

3.1. Cơ sở nền tảng của các giải pháp

3.1.1 Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế hiện tại

Doanh nghiệp vừa và nhỏ ln giữ vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Nhờ vào hình thức tổ chức nhỏ gọn và hoạt động linh hoạt, đa dạng,

phong phú, có mặt ở hầu hết các ngành nghề nên các doanh nghiệp vừa và

nhỏ dễ dàng đáp ứng những yêu cầu về pháp luật và thích nghi với các điều kiện kinh tế xã hội luôn luôn thay đổi.

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ

có thể giữ những vai trị với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trị tương đồng như sau:

- Giữ vai trị quan trọng đóng góp trong nền kinh tế: các doanh nghiệp

vừa và nhỏ thường chiếm tỉ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong các doanh nghiệp. (Ở Việt Nam, chỉ xét các doanh nghiệp có đăng kí thì tỉ lệ này chiếm

trên 97%). Vì thế đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất

đáng kể.

- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn, trợ giúp tích cực cho các doanh nghiệp lớn nhận thầu và dịch vụ.. Sự điều chỉnh hợp

đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì

thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường được xem là thanh giảm sốc cho

nền kinh tế.

- Làm cho nền kinh tế năng động: Vì doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy

mơ vừa và nhỏ nên dễ điều chỉnh hoạt động (xét về mặt lý thuyết). Tạo nên

ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chun mơn hóa trong sản xuất một vài sản phẩm để lắp ráp thành

một sản phẩm hoàn chỉnh giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực ở các doanh nghiệp lớn.

- Là trụ cột của kinh tế địa phương: Nếu doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước thì doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có mặt ở khắp các địa phương và là thành phần đóng góp quan trọng vào thu

ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại chiếm khoảng 97% trong tổng số khoảng 220.000 doanh nghiệp đã đăng kí thành lập trên

toàn quốc. Các doanh nghiệp này đang đóng góp khoảng 26% GDP, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp

ở nông thôn và 26% lực lượng lao động trong cả nước. Đóng góp vào ngân

sách Nhà nước thông qua nộp thuế là 6.4% tổng ngân sách hàng năm.Tuy nhiên, đây chỉ là những con số đóng góp trực tiếp, điều quan trọng là các

doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trị lớn trong mối quan hệ gắn kết với các doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn.

3.1.2. Ảnh hưởng của các quy định pháp luật Việt Nam đến hoạt động

của doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi các

quy định của pháp luật. Sự đổi mới các chủ trương chính sách của nhà nước là một trong những nhân tố cơ bản tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

Hiện tại, môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang theo xu hướng tồn cầu hố nên các quy định của pháp luật cũng được cải thiện, nới lỏng dần để hội nhập như thủ tục hành chính đơn giản hố – hành chính một cửa, các khoản phí, lệ phí, thuế… giảm dần, góp phần làm giảm các thủ tục phiền hà và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Sự hỗ trợ của nhà nước trong luật định đang theo hướng giúp đỡ doanh nghiệp phát triển như Nghị định 90/2001/NĐ – CP ngày 23/11/2001 về trợ

giúp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam; Chỉ thị 27/2003/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/12/2003 về việc tiếp tục đẩy mạnh luật doanh nghiệp, khuyến khích pháp triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở

Việt Nam; Nghị định 158/2003/NĐ – CP ban hành ngày 10/12/2003 về Luật thuế GTGT…Việc ban hành các luật, Nghị định trên đã tạo ra một bộ mặt

mới trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển.

Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO vào tháng 11/2006, các nguồn luật trong nước đang theo hướng mở rộng, đơn giản hố

để hội nhập quốc tế. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng nhiều lợi

động toàn cầu, tham gia vào một sân chơi chung mang tính quốc tế với nhiều

thuận lợi hơn.

3.2. Giải pháp về các quy định vĩ mô

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tế đã nêu, chúng tôi

xin đề xuất một số giải pháp cơ bản để hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ về phía các quy định vĩ mơ với sự trợ giúp của nhà nước.

3.2.1 Xây dựng hệ thống lý luận kiểm soát nội bộ của Việt Nam

Báo cáo COSO 1992 như đã trình bày là một hệ thống lý luận về kiểm sốt nội bộ hồn thiện. Nhưng đối tượng của COSO hướng đến là các doanh

nghiệp ở Hoa Kỳ, nên khi vận dụng COSO vào Việt Nam thì phát sinh nhiều

điểm khơng phù hợp. Các doanh nghiệp ở Việt Nam có quy mơ nhỏ hơn, tâm

lý lao động của người Việt Nam khác so với các nước tư bản, phong cách quản lý điều hành doanh nghiệp cũng khác hẳn… nên khi vận dụng bộ cơng cụ COSO để phân tích và đánh giá thì phải có những biến đổi phù hợp.

Muốn đẩy mạnh hoạt động kiểm soát nội bộ ở mỗi doanh nghiệp thì các nhà quản lý phải hiểu rõ vai trị và tác dụng của nó. Điều này địi hỏi các nhà lý luận ở Viện nghiên cứu, Bộ, Ban ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính cần phải tìm hiểu kinh nghiệm vận dụng kiểm sốt nội bộ ở các nước bạn và xây dựng một hệ thống lý luận phù hợp với thực tiễn Việt Nam, dễ hiểu và phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không

để tình trạng chưa rõ ràng về lý luận và áp dụng tự phát, không hệ thống như

hiện nay.

Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về lý luận kiểm sốt nội bộ phù hợp với các mơ hình kinh doanh ở Việt Nam chỉ có thể thành cơng nếu có được sự hỗ trợ chủ động từ phía Nhà nước.

3.2.2 Thể chế hoá những quy định về luật pháp

Môi trường kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp nên Nhà nước cần phải tạo hành lang pháp lý ổn định, bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.

Các bộ luật và văn bản pháp quy cần phải được bổ sung, hồn thiện

theo xu hướng đơn giản hố nhưng chặt chẽ, không bị chồng chéo, phù hợp

với xu thế tồn cầu hố như luật thương mại, luật thuế, luật kế toán, luật kiểm toán…

Một khi môi trường kinh doanh ổn định, hành lang pháp lý an tồn thì các nhà quản lý có thể an tâm để củng cố các hoạt động kiểm soát trong kinh doanh, đặc biệt là kiểm soát nội bộ, sẽ càng hiệu quả hơn.

3.3 Giải pháp về phía doanh nghiệp

3.3.1. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của mơi trường kiểm sốt

Một mơi trường kiểm soát tốt sẽ là nền tảng cho sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ. Mơi trường kiểm soát là nhân tố nền tảng cho các thành phần khác của kiểm soát nội bộ. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tế, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản giúp doanh nghiệp nâng cao tính hiệu quả của mơi trường kiểm sốt, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh lâm đồng hiện nay (Trang 74)