Hoạt động giao dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình thị trường chứng khoán phi tập trung ở việt nam (Trang 38 - 42)

2.1. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 7 năm hoạt động

2.1.2.3. Hoạt động giao dịch

Năm 2006, trên sàn thứ cấp của TTGDCK Hà Nội đã tổ chức thành công 212 phiên giao dịch. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2007, chỉ số HASTC-Index đạt 323.55 điểm, tăng 227.31 điểm (+236%) so với phiên giao dịch ngày 1/1/2006. Năm 2007 là một năm ghi nhận về sự lớn mạnh vượt bậc của trung tâm, từ quy mô giao dịch nhỏ với 9 công ty ĐKGD, với giá trị ĐKGD chỉ đạt 1,500 tỷ đồng năm 2005; đã tăng lên 112 doanh nghiệp, với tổng giá trị ĐKGD là 13,968 tỷ đồng. Tính đến phiên giao dịch ngày 31/12/2007, tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường tại TTGDCK Hà Nội đạt 728,068,742 cổ phiếu, tương đương giá trị 67,604 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch trái phiếu đạt

822,107,600 trái phiếu, tương ứng giá trị 84,604 tỷ đồng. Trong đó, phiên có giá trị giao dịch cổ phiếu lớn nhất là phiên giao dịch thứ 486 (ngày 25/10/2007) với tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch là 787.3 tỷ đồng và phiên giao dịch có giá trị thấp nhất là phiên giao dịch thứ 90 (ngày 20/2/2006) có giá trị giao dịch đạt 48.28 triệu đồng.

Về biến động giá giao dịch và chỉ số HASTC-Index: chỉ số HASTC-Index bắt đầu tăng từ cuối tháng 2 đến tháng 4/2006, chỉ số tăng mạnh nhất trong tháng 3 từ 98,84 điểm (cuối tháng 2) đến 178,87 điểm (cuối tháng 3), tăng trên 80 điểm trong vòng 1 tháng; giảm mạnh nhất trong tháng 5 và tháng 7, tuy nhiên xu hướng chung chỉ số thị trường theo chiều hướng tăng trong năm 2006 và năm 2007. Chỉ số phiên giao dịch cuối năm 2007 đạt 323.55 điểm, tăng 227.31 điểm (+236%) so với phiên giao dịch ngày 1/1/2006.

Sau đây là các số liệu về hoạt động giao dịch của TTGDCK Hà Nội đến 31/12/2007 như sau:

Bảng 2.4: Quy mô niêm yết thị trường tại TTGDCK Hà Nội đến 31/12/2007

Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu

Số chứng khoán niêm yết 289 112 177

Tổng khối lượng niêm yết 2,101,978,033 1,396,822,047 705,155,986

Tổng giá trị niêm yết 84,483,819,070,000 13,968,220,470,000 70,515,598,600

Biểu đồ 2.4: Quy mô Giao dịch tại TTGDCK Hà Nội đến 31/12/2007

Loại chứng

khoán : Tất cả

Phương thức GD

: Tất cả

Từ ngày : 14/07/2005 Đến ngày : 31/12/2007 Xem

Kết quả

Tổng khối lượng 1,550,176,342

Bảng 2.5: Thống kê TOP tại TTGDCK Hà Nội đến 31/12/2007

Số Chứng

khoán 5

Loại chứng khốn

: Cổ phiếu Có Gía trị giao dịch

Lớn nhất

Từ ngày : 14/07/2005 Đến ngày : 31/12/2007 Xem

Kết quả

STT Mã Chứng

khoán Tên Chứng khoán

Giá trị giao dịch (VND)

1 SSI Cty CP Chứng Khoán Sài Gòn 13,790,185,740,000

2 ACB Ngân hàng Thương mại CP Á Châu 7,393,443,280,000

3 BVS Cty CP Chứng khoán Bảo Việt 3,197,973,160,000

4 NTP Cty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong 2,772,922,730,000

5 HPC Cty CP Chứng khoán Hải Phòng 2,639,382,100,000

Nguồn: TTGDCK Hà Nội

Đặc điểm của hầu hết các doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên sàn giao dịch Hà Nội đều là các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nên tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu do Nhà nước nắm giữ còn rất lớn. Điều này thể hiện rất rõ là với các công ty có số vốn càng lớn thì tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước càng nhiều.

(1) Hoạt động đấu giá (số liệu theo bảng 2.6 ở phần phụ lục)

Hoạt động đấu giá tại TTGDCK đã thực hiện cơ chế đấu giá bán cổ phần DNNN cổ phần hoá, bán bớt cổ phần nhà nước nắm giữ một cách công khai, minh bạch trên cơ sở cung cấp cho công chúng đầu tư đầy đủ thông tin về doanh nghiệp để tham dự đấu giá, khắc phục được tình trạng cổ phần hố khép kín trong nội bộ

như trước đây. Được đông đảo các nhà đầu tư tham gia và hưởng ứng trong đó bao gồm nhà đầu tư cá nhân, tổ chức cũng như nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là sự tham giá rất đơng đảo của các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư nước ngoài đã làm cho hoạt động đấu giá tại TTGDCK Hà Nội trở nên sôi động và hấp dẫn hơn. Tính đến hết năm 2007, TTGDCK Hà Nội đã tổ chức 121 đợt đấu giá (trong đó bao gồm 40 đợt đấu giá trong năm 2006 và năm 2005 là 28 đợt) với tổng số cổ phần chào bán là 793,850,108 (với tổng số cổ phần chào bán năm 2006 là 258,191,736 cổ phần và năm 2005 là 204.523.854 cổ phần), trong đó tổng số cổ phần trúng giá là 683,345,416 đạt 86% so với tổng số cổ phần chào bán. Tổng số tiền Nhà nước và doanh nghiệp thu được hơn 24,633 tỷ đồng, thu lợi hơn 17,912 tỷ đồng so với giá trị cổ phần tính theo mệnh giá và hơn 12,108 tỷ đồng so với giá trị cổ phần tính theo giá khởi điểm. Với kết quả như trên, ta có thể thấy được hiệu quả cũng như lợi ích khi thực hiện đấu giá phát hành chứng khoán sơ cấp thông qua TTGDCK Hà Nội

(2) Hoạt động đấu thầu (số liệu theo bảng 2.6 ở phần phụ lục):

Tính đến hết năm 2007, TTGDCK Hà Nội đã tổ chức 70 đợt đấu thầu (trong đó bao gồm 26 đợt đấu thầu từ năm 2005-2006) với tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu là 18,939 tỷ trái phiếu (với tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu từ năm 2005-2006 là 4,473 tỷ trái phiếu). Tổng số thanh toán trái phiếu trúng thầu là 18,966 tỷ đồng so với 4,473 tỷ đồng từ năm 2005-2006.

(3) Hoạt động theo phương thức thỏa thuận:

Ngày 14/7/2005 TTGDCK Hà Nội khai trương sàn giao dịch thứ cấp và đã có 6 doanh nghiệp được đưa vào giao dịch đợt đầu, bao gồm: Công ty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (CID), Công ty cổ phần giấy Hải Âu (GHA), Công ty cổ phần Hacinco (HSC), Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hịa (KHP), Cơng ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH), Công ty cổ phần Thăng Long (VTL). Trong thời gian đầu TTGDCK Hà Nội tổ chức các phiên giao dịch chứng khoán từ 9h đến 11h vào các ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu hàng tuần, bắt đầu từ ngày 1/6/2006 TTGDCK Hà Nội tăng thêm ngày giao dịch vào các ngày thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ Luật Lao động.

Trong năm 2007 tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch theo phương thức thỏa thuận lên đến 38,368,533 cổ phiếu, chiếm 6.3% khối lượng giao dịch cổ phiếu của toàn thị trường. Nhưng theo thống kê từ năm 2005 đến 31/12/2006 thì tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận chiếm tới 43.8% khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường. Như vậy khối lượng giao dịch thỏa thuận có chiều hướng giảm nhường chổ cho phương thức giao dịch báo giá.

(4) Hoạt động giao dịch báo giá:

Kể từ phiên giao dịch thứ 47 ngày 2/11/2005, phương thức giao dịch báo giá chính thức được áp dụng. Theo thống kê trong năm 2007 thì khối lượng giao dịch theo phương thức báo giá đạt 573,670,400 cổ phiếu, chiếm 93.7% khối lượng giao

dịch cổ phiếu toàn thị trường. Như vậy, phương thức giao dịch báo giá ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư mà bằng chứng rõ nhất đó là khối lượng giao dịch loại này tăng đáng kể.

(5) Đánh giá hoạt động phương thức giao dịch thỏa thuận và báo giá:

Qua thống kê hoạt động giao dịch theo hai phương thức giao dịch thỏa thuận và giao dịch báo giá có thể nhận thấy các điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, nhìn chung các doanh nghiệp càng lớn thì giá trị cổ phiếu của các doanh

nghiệp cũng càng lớn.

Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy tỷ lệ cổ phiếu giao dịch nhỏ so với các

doanh nghiệp lớn nhưng nếu so sánh tỷ lệ giữa giá trị giao dịch của cổ phiếu so với giá trị đăng ký ban đầu của bản thân cổ phiếu đó thì khơng chênh lệch nhiều so với cổ phiếu lớn. Điều này chứng tỏ, tính thanh khoản của các doanh nhgiệp vừa và nhỏ không kém nhiều hơn các doanh nghiệp lớn.

Thứ ba, qua thống kê ở hoạt động báo giá và giao dịch ta nhận thấy rằng, với các

điều kiện không đổi như: thời gian giao dịch, số lượng cổ phiếu giao dịch, các chính sách quản lý… nhưng nếu áp dụng phương thức giao dịch báo giá thì sau một thời gian ngắn tổng giá trị giao dịch trên thị trường tăng lên rõ rệch. Chứng tỏ, khi áp dụng các phương thức giao dịch mới phù hợp sẽ kích thích các nhà đầu tư tham gia trên thị trường chứng khốn một cách tích cực hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình thị trường chứng khoán phi tập trung ở việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)