2.1.3.4 .Đánh giá chung
3.4. Các nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển TTCK phi tập trun gở Việt Nam
3.4.1.1. Xây dựng và ban hành đồng bộ hệ thống văn bản dưới luật
Kinh tế của một nước càng phát triển thì luật điều chỉnh thị trường tài chính càng trở nên quan trọng hơn. Phạm vi điều chỉnh và nội dung của luật này có ảnh hưởng trực tiếp đến một phạm vi lớn các đối tượng có liên quan bao gồm các nhà đầu tư, các công ty phát hành, các cơng ty chứng khốn, cơ quan quản lý… và các đối tượng tham gia thị trường. Khung pháp lý cho TTCK có thể xem như hàng rào chắn đảm bảo cho TTCK hoạt động an toàn và minh bạch. Nếu hoạt động nào đó trong TTCK khơng được luật pháp điều chỉnh thì thị trường sẽ trở nên rối loạn. Vì vậy, chỉ có bằng luật pháp, bằng các qui chế mang tính pháp lý chặt chẽ điều chỉnh thì TTCK mới thực sự trở thành nơi đầu tư lành mạnh khuyến khích người dân đầu tư vào chứng khốn và do đó huy động được vốn trong xã hội để phát triển kinh tế. Đây là mục đính cao nhất của việc xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam. Cơ sở pháp lý hiện nay để xây dựng mơ hình TTCK phi tập trung ở Việt Nam dựa trên các căn cứ pháp lý:
9 Luật chứng khốn đã được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 29/06/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007.
9 Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 163/2003/QD-TTg, ngày 05/08/2003 Thủ tướng Chính phủ. 9 Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đến năm 2010
tầm nhìn 2020.
Như vậy, cho đến hết ngày 10/05/2007, công cụ pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động của TTCK Việt Nam là Luật chứng khoán. Luật chứng khoán được ban hành là khung pháp lý đối với TTCK Việt Nam nói chung và TTCK phi tập trung nói riêng nhằm kiểm sốt các thị trường một cách ổn định, hiệu quả hơn, nâng cao tính minh bạch của các qui định, cung cấp cơ hội công bằng cho các đối tượng tham gia thị trường và đóng góp vào việc thực thi cưỡng chế luật một cách hiệu quả.
Thực hiện Luật chứng khoán cũng cần phải tổ chức nghiên cứu và chuẩn bị các luật khác có liên quan trực tiếp tới TTCK như Luật Giao dịch điện tử, Luật bảo vệ nhà đầu tư… Đây là nền tảng pháp lý rất cơ bản, là điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam hiện đại, có khả năng hội nhập với khu vực và trên thế giới. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải phối hợp để hoàn chỉnh việc sửa đổi các văn bản qui định về chế độ tài chính, thuế, phí, lệ phí, chế độ kế tốn, kiểm tốn, quản lý ngoại hối… áp dụng với các đối tượng tham gia hoạt động trên TTCK. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật khác có liên quan đến pháp luật về chứng khoán như: Bộ luật Dân sự, Luật về Trọng tài kinh tế, Pháp lệnh về giải quyết tranh chấp các vụ án kinh tế…
Để hồn thiện khung pháp lý về chứng khốn và TTCK, tạo cơ sở pháp lý cho TTCK Việt Nam phát triển ổn định, an tồn, lành mạnh và có hiệu quả, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động chứng khoán, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong tiến trình hội nhập, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chứng khốn hiện nay là một địi hỏi cần thiết.
Luật chứng khoán sẽ là nền tảng pháp lý cao nhất cho việc điều chỉnh các hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh các loại chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung, thị trường OTC và cũng là cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động của mọi chủ thể bao gồm các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chứng khoán trên TTCK Việt Nam.