Stt Tên đơn vị Vốn điều lệ đến 31/12/09
1 Tổng công ty xi măng Việt Nam 8.971
2 Tập đoàn điện lực Việt Nam 110.000
3 Tập đồn Than-Khống sản Việt Nam 14.794 4 Tổng cơng ty Hố chất Việt Nam 8.000 5 Tổng công ty hàng không Việt Nam 8.942
6 Tổng công ty thép Việt Nam 3.425
Nguồn :www.Cafef.vn
Chi phí sử dụng vốn ở TCT thép Việt Nam
Khoản mục Năm 2007 Tỷ trọng Năm 2008 Tỷ trọng Năm 2009 Tỷ trọng Vay ngắn hạn 2.970.416 32,07% 4.178.742 39,48% 4.915.951 42,96%
Tiền lãi vay ngắn hạn
100.934 410.557 342.473 Chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn trước thuế (%) 3,4% 11,63% 6,97% Chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn sau thuế (%)
2,55% 7,72% 5,23%
Vay dài hạn 4.317.401 46,62% 3.341.994 35,58% 2.816.136 24,46%
Tiền lãi vay dài hạn 136.984 273.704 188.681
Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn trước thuế (%)
3,17% 6,85% 6,70%
Chi phí sử dụng vốn bình quân của TCT thép Việt Nam WACC2007 = 32,07% x 2,55% + 46,62% x 2,37% + 20,94% x 8,1% + 0,35% x 8,1 % = 3,65% WACC2008 = 39,48% x 7,72% + 35,58% x 5,14% + 28,62% x 15,3% + 0,32% x 15,3% = 9,29% WACC2009 = 42,96% x 5,23% + 24,46% x 5,03% + 32,27% x 6,7% + 0,17% x 6,7% = 5,64%.
Từ năm 2007 đến năm 2009 chi phí sử dụng vốn bình quân tăng lên. Tuy
nhiên trong năm 2009 do chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nên chi phí
sử dụng vốn bình qn có giảm xuống nhưng khơng đáng kể. Chi phí sử dụng vốn bình qn của TCT thép Việt Nam so với mức trung bình của các cơng ty cùng ngành (khoảng 10%-15%) là không cao, tuy nhiên do chi phí nguyên
vay dài hạn sau thuế ( % )
Vốn chủ sở hữu 1.939.640 20,94% 3.029.256 28,62% 3.692.816 32,27%
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu ( tính theo lãi suất trái phiếu chính phủ theo từng năm ) 157.110 463.476 412.975 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu ( %) 8,1% 15,3% 6,7% Các quỹ khác 33.108 0,35% 33.804 0,32% 19.004 0,17% Chi phí sử dụng các quỹ để lại 2.681 5.172 2.366 Chi phí sử dụng (% ) 8,1% 15,3% 6,7% Tổng cộng nguồn vốn 9.260.565 100 10.583.796 100 11.443.907 100
liệu và tiêu hao trong quá trình sản xuất cao nên hiệu quả kinh doanh chưa
được khả quan.
2.4 Phân tích mối quan hệ nợ vay và ROE.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đvt : triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/07 31/12/08 31/12/09
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV Giá vốn hàng bán
LN gộp về bán hàng và CCDV Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính
Trong đó : Lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lí doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác
Chi phí khác Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
7.490.476 3.774 7.486.701 7.150.553 336.147 131.530 247.091 237.918 23.029 84.794 112.762 31.243 3.273 27.969 140.731 35.182 105.548 16.184.563 131.440 16.053.123 15.400.053 653.069 553.092 912.470 684.262 49.408 163.167 81.114 23.101 1.866 21.234 102.349 25.587 76.762 10.186.303 147.566 10.038.737 10.142.239 -103.501 589.348 855.331 531.154 69.211 169.590 -608.286 46.546 13.373 33.173 -575.113 -575.113 ROE 4,92% 1,93% -16,71%
ROE là chỉ số phản ánh chính xác khả năng sinh lời từ nguồn vốn chủ sở hữu. Từ số liệu kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính các năm 2007-2009 ta tính
được ROE của TCT thép Việt Nam qua các năm như sau :
ROE = Lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu ROE2007 = 4,92%
ROE2008 = 1,93% ROE2009 = -16,71%
Phân tích cho thấy tỷ lệ ROE của TCT thép Việt Nam qua các năm là khá thấp. ROE năm 2009 của Công ty CP Pomina là 31,16%; ROE năm 2009 của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen là 33,21%.
Theo Cơng ty CP Kim khí Tp HCM ROE trung bình ngành thép tính đến tháng 3/2010 là 25%. Ta thấy ROE của TCT thép Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các Công ty Cổ phần và cũng thấp hơn trung bình ngành. Năm 2009 chênh lệch so với trung bình ngành là 10,775 lần. Hiệu quả hoạt động
của TCT thép Việt Nam còn thấp.
Theo số liệu BCTC năm 2007,2008&2009 thì :
Nợ ngắn hạn 2008/2007 : 157,05 %, tương ứng tăng 1.854.873 triệu đồng Nợ ngắn hạn 2009/2008 : 92,55%, tương ứng giảm 380.454 triệu đồng. Nợ dài hạn 2008/2007 : 60,11%, tương ứng giảm 1.665.364 triệu đồng. Nợ dài hạn 2009/2008 : 124,45%, tương ứng tăng 613.647 triệu đồng.
Trong những năm từ 2007-2009 nợ ngắn hạn và nợ dài hạn có nhiều biến
động tăng giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) vẫn chiếm tỷ
lệ lớn trong cấu trúc tài chính dẫn đến chi phí lãi vay cao. Để ROE đạt mức
trung bình của ngành thì một trong những việc cần thực hiện là giảm chi phí lãi vay bằng cách giảm nợ vay và tăng vốn chủ sở hữu lên.
Khả năng thanh toán lãi vay : Năm 2007 :
EBIT = 140.731+237.918 = 378.649
Khả năng thanh toán lãi vay = 378.649/237.918 = 1,5915 Năm 2008 :
Khả năng thanh toán lãi vay = 786.649/684.262 = 1,1496 N ăm 2009 :
EBIT = -575.113 + 531.154 = -43.959
Khả năng thanh toán lãi vay = -43.959/531.154 = -0,0828
Khả năng thanh toán lãi vay giảm dần qua các năm từ 2007-2009 do chi phí lãi vay tăng lên với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận. Đặc biệt là trong
năm 2009 tỷ lệ này âm (-0,0828) xuất hiện nguy cơ mất khả năng thanh tốn
lãi vay, nếu khơng cải thiện tỷ số này trong năm 2010 thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ mất uy tín với ngân hàng.
378.649 DFL2007 = 378.649-237.918 = 2,6906 786.611 DFL2008 = 786.611-684.262 = 7,6856 -43.959 DFL2009 = -43.959-531.154 = -0,0764
So sánh khả năng thanh toán lãi vay và hệ số địn bẩy tài chính của Cơng ty
Stt Diễn giải Cty CP Pomina Cty CP Hoa Sen
1 EBIT 932.962.374.952 280.729.045.603
2 Lãi vay 151.229.578.673 80.339.426.368
3 Khả năng thanh toán lãi vay 6,1692 3,4943 4 Hệ số địn bẩy tài chính 1,1936 1,4009
Qua số liệu trên ta thấy hệ số thanh toán lãi vay của hai công ty trên là rất cao
đặc biệt là của Công ty CP Pomina, đây là Cty CP mạnh trọng lĩnh vực thép
cây dùng trong xây dựng, chứng tỏ cơng ty có dư nguồn để thanh tốn lãi vay.
Ở Cty Cp Hoa Sen thì tỷ lệ tuy thấp hơn Cty CP Pomina nhưng nó cũng gấp đôi so với TCT thép Việt Nam trong cùng kỳ.
Cty Cp Pomina và Cty CP Hoa Sen hệ số địn bảy tài chính thấp cho thấy hai cơng ty này sử dụng nợ ít. So với TCT thép Việt Nam thì hệ số này thấp hơn hẳn.
2.5 Những hạn chế và thành công trong xây dựng cấu trúc tài chính. 2.5.1 Những hạn chế và nguyên nhân trong xây dựng cấu trúc tài chính 2.5.1 Những hạn chế và nguyên nhân trong xây dựng cấu trúc tài chính - TCT thép Việt Nam hồn tồn chưa có chiến lược trong xây dựng cấu trúc
tài chính tương ứng với các giai đoạn phát triển mà cấu trúc tài chính hình thành một các tự phát như khi phát sinh đến đâu thì xin cấp hoặc vay đến đó. - Bước vào kinh tế thị trường từ một doanh nghiệp nhà nước cho nên kinh nghiệm, kỹ năng quản trị tài chính của các nhà quản lý Việt Nam trong đó có các nhà quản lý ở TCT thép Việt Nam còn yếu nên chưa có kinh nghiệm
- Với nhu cầu ngày càng cao cả số lượng và chất lượng sắt thép trong xây dựng cũng như trong công nghiệp, TCT thép Việt Nam với trách nhiệm của mình phải là doanh nghiệp dẫn đầu ngành thép nên đã đầu tư nhà máy sản xuất với quy mô lớn và công nghệ hiện đại nhưng nguồn vốn thì nhà nước khơng cấp chỉ có một phần là lợi nhuận để lại còn lại chủ yếu là đi vay nên rất khó có thể chủ động xây dựng cấu trúc tài chính tối ưu.
- Tổng cơng ty thép Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp thép cho nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế. Ngoài nhiệm vụ là sản xuất kinh doanh thép, TCT cịn có nhiệm vụ bình ổn giá thép khi thị trường có biến động nên chưa tận dụng được biến động thị trường để tối đa
hố lợi nhuận .
2.5.2 Những thành cơng trong xây dựng cấu trúc tài chính
Với việc sử dụng cấu trúc tài chính thiên về thâm dụng nợ, trong những năm qua TCT thép Việt Nam đã hoàn thành xây dựng 2 nhà máy thép cán nguội và cán nóng với tỷ lệ nợ vay cho 2 nhà máy này đến 90% trên tổng vốn đầu tư và hiện tại TCT vẫn đủ khả năng trả nợ gốc lẫn lãi vay đúng hạn góp phần đáng kể vào khả năng cung cấp thép của TCT.
Với cấu trúc tài chính hiện tại, TCT thép Việt Nam đã đảm bảo nguồn cung cấp thép cho thị trường kể cả khi giá thép tăng cao, nguồn cung hạn chế trong
năm 2008. TCT thép Việt Nam đã làm tốt cơng tác bình ổn thị trường với
nguồn vốn hạn chế của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở chương 1, chương 2 của luận văn đi vào đánh giá tình hình thực tế của TCT thép Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2009. Mặc dù TCT thép Việt Nam đã đạt được thành tựu nhất định như xây
xây dựng hiện đại nhất Việt Nam ...nhưng bên cạnh đó cịn có những tồn tại
nhất định như hệ số ROE còn thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, tiềm lực tài chính cịn quá nhỏ so với định hướng phát triển TCT của nhà
nước cũng như nhu cầu của thị trường. Do đó cần tiếp tục hoàn thiện và đề
xuất để đạt được một cấu trúc tài chính hợp lý từ đó gia tăng năng lực tài
CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TỐI ƯU CHO TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển ngành thép đến năm 2015
Ngày 04/09/2007 Thủ tướng chính phủ có ban hành quyết định 145/2007/QĐ- TTg về quy hoạch phát triển ngành thép từ 2007-2015 có xét đến 2025. Trong quy hoạch này chủ đạo vẫn là do TCT thép Việt Nam chủ trì thực hiện bên
cạnh một số dự án do Tập đoàn Posco và Công ty CP Pomina thực hiện.
Nội dung của quy hoạch xác định nhu cầu thép năm 2010 dự kiến 10-11 triệu tấn, năm 2015 nhu cầu khoảng 15-16 triệu tấn, năm 2020 khoảng 20-21 triệu tấn và năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu tăng trong
những năm tới thì cần xây dựng một số dự án như :
- Liên hợp thép Hà Tĩnh, sử dụng quặng sắt mỏ Thạch Khê công suất khoảng 4,5 triệu tấn.
- Dự án nhà máy thép cuộn, thép lá cán nóng chất lượng cao, liên doanh giữa TCT thép Việt Nam và Tập đoàn Essar (Ấn Độ).
- Dự án mở rộng sản xuất Công ty gang thép Thái Nguyên, công suất khoảng 0,5 triệu tấn phôi vuông/năm, dự kiến đi vào hoạt động 2009-2010.
- Dự án sản xuất thép lò điện với cơng nghệ, thiết bị đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, quy mô 1,5 triệu tấn phôi thép dẹt hoặc 1,5 triệu tấn thếp tấm cán nóng mỗi năm.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Chính phủ đề ra thì nhu cầu vốn đầu tư phát
triển ngành thép Việt Nam trong giai đoạn 2007-2025 khoảng 10-12 tỷ USD, trong đó giai đoạn 2007-2015 khoảng 8 tỷ USD. Để đáp ứng nhu cầu vốn này có một số giải pháp về vốn :
+ Đa dạng hoá vốn đầu tư cho ngành thép từ các nguồn vốn tự có, vốn vay
ưu đãi (đối với các dự án sản xuất phôi thép), vốn vay thương mại trong và
ngoài nước, vốn từ nguồn phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu cơng trình, vốn đầu tư nước ngoài...
+ Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của ngành thép để đa
dạng hoá sở hữu nguồn vốn và huy động vốn từ cổ đông. Khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần trong ngành thép thực hiện niên yết thị trường chứng khoán và phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư gián tiếp.
Như vậy, nhu cầu vốn cho phát triển ngành thép nói chung và TCT thép Việt Nam nói riêng là rất lớn cần huy động từ nhiều nguồn lực để có đủ nguồn
vốn thực hiện dự án đáp ứng nhu cầu sắt thép và các sản cơ khí ngày càng gia tăng. Quan trọng hơn nữa là cấu trúc tài chính được sử dụng vay bao nhiêu,
vốn chủ sở hữu bao nhiêu, khi cổ phần hố thì có nhiều cách hơn để huy động vốn thì chọn cách nào để tối thiểu hố chi phí sử dụng vốn và tối đa hố
giá trị doanh nghiệp.
3.2 Các giả định và điều kiện để xây dựng cấu trúc tài chính tối ưu.
Nền kinh tế phát triển ổn định, những thay đổi về các chính sách tài chính tiền tệ khơng tạo ra cú sốc cho nền kinh tế.
Lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng phải tuân theo quy luật của kinh tế thị trường : Chính sách của ngân hàng nhà nước hiện nay về lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại là thoả thuận lãi suất theo đó lãi suất cho vay là thoả thuận giữa bên cho vay và bên vay tuỳ theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hoặc hiệu quả của dự án đầu tư .
Lãi suất để tính trong đề tài này là lãi suất bình quân ngắn hạn và dài hạn của 03 ngân hàng lớn là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, tại thời điểm
khảo sát.
Trong thực tế khi mà các điều kiện khác không thay đổi, nếu nếu lệ nợ lớn
hơn so với tổng tài sản doanh nghiệp càng cao thì rủi ro càng cao và khi đó
ngân hàng sẽ xác định mức lãi suất cho vay cao hơn tương ứng với rủi ro tăng
thêm. Điều này có nghĩa là chi phí nợ vay sẽ tăng lên cùng với tỷ lệ nợ trên
tổng tài sản của doanh nghiệp.
Như ta đã biết khi tình hình kinh doanh thuận lợi nếu vay nợ càng nhiều thì
lợi nhuận thu được càng tăng. Nhưng vay nợ cũng có rủi ro của nó là dễ dẫn
đến kiệt quệ tài chính, rủi ro này sẽ rất dễ dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Và đây là điểm mà luận văn cần nghiên cứu và đề xuất xây dựng cấu trúc tài chính tối ưu cho TCT.
Ngoài ra cịn có giả định là chính sách đầu tư của doanh nghiệp giữ nguyên
không đổi khi ta xem xét tác động của các thay đổi trong cấu trúc tài chính
đối với giá trị doanh nghiệp. Giả định này có nghĩa là mức độ là tính khả biến
của lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) được dự kiến không đổi khi xem xét cấu
trúc tài chính.
3.3 Xây dựng mơ hình cấu trúc tài chính tối ưu.
Một vấn đề quan trọng khi xây dựng cấu trúc tài chính tối ưu là khi doanh
nghiệp vay nợ, doanh nghiệp sẽ tận dụng được lợi thế của lá chắn thuế từ nợ vay, bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh nghiệp đã trả cho khoản vay mượn được miễn thuế nghĩa là thuế được tính sau khi đã trừ lãi vay. Một cách
đơn giản ta có thể hình dung là giá trị doanh nghiệp khi vay nợ sẽ bằng giá trị
của doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế từ nợ. Trong trường hợp doanh nghiệp vay nợ vĩnh viễn thì hiện giá của tấm chăn thuế bằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với nợ vay.
Nhưng một vấn đề đặt ra là khi doanh nghiệp vay nợ càng nhiều thì sẽ xuất
hiện chi phí kiệt quệ tài chính và một thời điểm nào đó hiện giá của kiệt quệ