Chỉ tiêu 31/12/07 31/12/08 31/12/09
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV Giá vốn hàng bán
LN gộp về bán hàng và CCDV Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính
Trong đó : Lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lí doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác
Chi phí khác Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
7.490.476 3.774 7.486.701 7.150.553 336.147 131.530 247.091 237.918 23.029 84.794 112.762 31.243 3.273 27.969 140.731 35.182 105.548 16.184.563 131.440 16.053.123 15.400.053 653.069 553.092 912.470 684.262 49.408 163.167 81.114 23.101 1.866 21.234 102.349 25.587 76.762 10.186.303 147.566 10.038.737 10.142.239 -103.501 589.348 855.331 531.154 69.211 169.590 -608.286 46.546 13.373 33.173 -575.113 -575.113
Nguồn : BCTC TCT thép Việt Nam từ 2007-2009
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của TCT thép Việt Nam hiện nay
Hiện tại, TCT thép Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn về khả năng cạnh tranh trong tình hình hội nhập khu vực và quốc tế, tuy nhiên hiện nay TCT thép Việt Nam có những thuận lợi như :
Sản phẩm : Cơ cấu, chủng loại sản phẩm từng bước được mở rộng, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường hơn 10 năm trước ngành thép chỉ sản xuất thép trịn và một số ít sản phẩm dây thép gai thì hiện nay đã sản xuất
được thép cán nguội, thép không gỉ, thép mạ màu, mạ nhôm, mạ kẽm, thép chất lượng cao…
Nguồn nguyên liệu : Nhìn chung cả nước có sự mất cân đối giữa khâu luyện
nguyên liệu dùng để luyện chủ yếu là phế liệu sắt. Những năm gần đây, TCT thép Việt Nam đã đầu tư nâng cao công suất luyện, Liên doanh với Tata Steel (Ấn Độ) xây dựng nhà máy cán phôi ở Hà Tĩnh nên khả năng cung cấp nguyên liệu tăng cao giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường thế giới.
Trình độ cơng nghệ : Trình độ công nghệ của TCT thép ngày càng được
nâng cao, TCT đã đầu tư những dây chuyền cán thép hiện đại nhập từ Italia,
Ấn độ…Sản phẩn thép cán đạt tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản. Hầu hết các nhà
máy có cơng suất vài trăm nghìn tấn/năm được đầu tư công nghệ cán thép hiện đại so với các nhà máy trong khu vực.
Về lực lượng lao động : Lực lượng lao động của TCT thép Việt Nam ngày
càng được trẻ hoá, được đào tạo bài bản về công nghệ cũng như về trình độ
quản lý ở trong nước và ngoài nước. Để tiến lên thành lập Tập đồn cơng nghiệp thép trong tương lai, TCT thép Việt Nam có chiến lược dài hạn kết hợp với các Tập đoàn thép ở nước ngoài đào tạo kỹ sư, chuyên viên đạt trình
độ quốc tế, thu hút nguồn nhân lực để đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước.
Bên cạnh những thuận lợi trên, cịn có những khó khăn nhất định :
Phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững. Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi
dào nhưng chưa đầu tư khai thác đúng mức. Trong quy hoạch ngành năm 2001 được phê duyệt đã nhấn mạnh những hạn chế này và hiện nay đã dần
khắc phục. Ngay trong khâu luyện thép cũng xảy ra mất cân đối : 80% thép thô hiện nay được sản xuất từ công nghệ lị điện. Chính sự mất cân đối này làm cho ngành thép phụ thuộc nhiều hơn vào nguyên liệu nhập khẩu, phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Làm giảm khả năng cạnh tranh của TCT. Bên cạnh đó, theo quy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007-2015 có
xét đến 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt nam chỉ cần sản
dựng 1-2 khu liên hợp luyện thép là đủ thế nhưng vừa qua có rất nhiều dự án luyện cán thép trị giá hàng tỷ USD được cấp giấy chứng nhận đầu tư như Nhà máy liên hợp Thép Formosa-Sunsco tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) công suất 15 triệu tấn/năm và Tycoon-E United tại Dung quất giai đoạn 1 là 3 triệu tấn/năm.. Những dự án trên đưa khả năng cung cấp thép lên rất cao so với nhu cầu và có thể gây ra khủng hoảng thừa.
Phần lớn các doanh nghiệp thuộc TCT thép đều yếu về tiền lực tài chính. Vốn
đầu tư ban đầu rất ít, vốn để đầu tư ban đầu và vốn lưu động hầu hết là vốn
vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước nên gặp rất nhiều rủi ro về thanh toán nợ vay, rủi ro chênh lệch tỷ giá và làm chi phí sản xuất tăng cao do phải trả lãi vay lớn.
Vấn đề bảo vệ mội trường trong ngành cơng nghiệp thép nói riêng và cơng nghiệp nặng nói chung địi hỏi phải có sự quy hoạch và đầu tư của nhà nước Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép. Một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà
nước đối với mặt hàng hợp kim nên cố tình cho vào một lượng nhỏ kim loại khác để cạnh tranh không lành mạnh hay nhập khẩu thép kém chất lượng từ
nước ngoài vào làm cho sản xuất trong nước ngưng trệ gây khó khăn cho
ngành thép nói chung và TCT thép Việt Nam nói riêng.
2.2 Phân tích cấu trúc tài chính của TCT thép Việt Nam.
2.2.1 Đặc điểm ngành thép ảnh hưởng đến xây dựng cấu trúc tài chính
- Ngành thép là ngành cơng nghiệp nặng có đầu tư tài sản cố định lớn vì vậy nguồn tài trợ chủ yếu là các nguồn dài hạn từ vốn chủ sở hữu và vay dài hạn. - Ở Việt Nam ngành thép chủ yếu nguyên liệu là nhập khẩu. Phôi thép hay
phế liệu nhập khẩu chiếm đến hơn 95% giá vốn của sản phẩm nên một sự
tăng lên hay giảm xuống của giá cả nguyên liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra tỷ giá thị trường liên tục thay đổi,
doanh nghiệp rất khó mua ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu cũng là nguyên nhân làm cho rủi ro của ngành tăng cao làm ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
- Ngành thép phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế đặc biệt là thị trường
bất động sản mà chu kỳ tăng lên hoặc giảm xuống của thị trường bất động sản khơng theo chu kỳ cho nên khó dự đoán được sản lượng tiêu thụ.
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản của ngành thép ảnh hưởng cấu trúc tài
chính khi phân tích cần chú ý để có thể có những đánh giá về cấu trúc tài
chính của TCT thép Việt Nam trong thực tế.
2.2.2 Phân tích cấu trúc tài chính TCT thép Việt Nam