CÁC BÀI THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học kỹ THUẬT công nghiệp ở trường phổ thông (Trang 37 - 38)

Bài 1. Phân tính chương trình và SGK để xây dựng cấu trúc nội dung cho một bài hay một chương cụ thể.

Mục tiêu gồm:

- Thống nhất được mục đính yêu cầu của bài một cách hơp lý khả thi.

- Xây dựng được giàn bài chi tiết của chương, lứu ý những chỗ có bổ sung, điều chỉnh so với SGK.

- Phân chia thời gian hợp lý cho các phần

- Chỉ ra được những kiến thức, kỹ năng có liên quan đến bài dạy

- Nghiên cứu hệ thông câu hỏi, bài tập trong SGK xem đã đáp ứng được yêu cầu củng cố- vận dụng kiến thức chưa. Nếu cần phải bổ sung, điều chỉnh thì phải kịp thời

Bài 2. Soạn giáo án chi tiết cho một bài dạy lý thuyết

Bài 3. Soạn giáo án chi tiết cho một bài dạy thực hành

Mục tiêu chung của 2 bài này là giúp sinh viên soạn được hoàn chỉnh giáo án cho một bài dạy. Cụ thể:

- Xác định được mục đính, yêu cầu của bài dạy

- Xác định đúng trong tâm bài dạy và những chuẩn bị cần thiết

- Xây dựng cấu trúc bài dạy hợp lý trong mối quan hệ giữa mục đích-nội dung- phương pháp trong từng bước lên lớp và trong toàn bộ bài dạy

- Thể hiện rõ cách thức của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, nhất là ở những nội dung trọng tâm, nội dung khó

- Thể hiện rõ đặt vấn đề – định hướng bài giảng, chuyển tiếp các phần nội dung, các bước lên lớp.

Bài 4. Tổ chức cho sinh viên dạy thử, dự giờ, rút kinh nghiệm và đánh giá bài dạy.

Trên cơ sở những giáo án đã soạn, cho sinh viên tập dạy, cả lớp quan sát theo dõi, quan sát, đánh giá….Kết quả thống nhất nhằm đạt tới mục tiêu

- Giúp sinh viên biết tiến hành bài dạy một cách tự nhiên, lôgic - Biết xử lý các tình huống đột xuất trong giờ dạy

- Kết hợp hài hòa giữa việc giảng giải, trình bày bảng, sử dụng phương tiện dạy học với quan sát và quản lý lớp học.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Văn Bính (chủ biên), Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp, tập 1, NXB. ĐHSP Hà Nội I, 1991.

Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi, Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp, NXB Giáo Dục, 1991.

Nguyễn Minh Đường, Đặng Văn Đào, Trần Hứu Quế, Trần Mai Thu, Nguyễn Văn Vận, Công Nghệ ( công nghiệp 8), NXBGD, 2004.

Nguyễn Minh Đường, Trần Mai Thu, Công Nghệ 9 (Lắp đặt mạng điện gia đình), NXBGD, 2005

Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi, Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp (dùng cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm), NXB Giáo Duc, 1999.

Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội, 2002.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học kỹ THUẬT công nghiệp ở trường phổ thông (Trang 37 - 38)