NHỮNG NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU ĐỐI VỚI KIỂM TRA –ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học kỹ THUẬT công nghiệp ở trường phổ thông (Trang 32 - 33)

TRONG DẠY HỌC

1. Những nguyên tắc chung

Kiểm tra đánh giá là một quá trình tiến hành có hệ thống để xác định phạm vi và mức độ đạt được của các mục tiêu đã đề ra. Vì vậy điều tiên quyết là phải xác định rõ mục tiêu kiểm tra đánh giá là gì ?

Quy trình và công cụ kiểm tra-đánh giá phải được lựa chọn theo mục tiêu kiểm tra đánh giá

Để đánh giá cần phải có nhiều công cụ và biện pháp tiến hành đồng thời để có giá trị tổng hợp

Biết những hạn chế của từng công cụ đanh giá để sử dụng cho đúng

Đánh giá chỉ là phương tiện để đi đến mục đích chứ bản thân nó không phải là mục đích. Ví dụ: mục đích của đánh giá là để có những quyết định đúng đắn về quá trình dạy học.

2. Những yêu cầu đối với kiểm tra đánh giá trong dạy học kỹ thuật:

Phải đảm bảo đủ số lượt kiểm tra theo quy định của chương trình môn học và cơ quan chỉ đạo chuyên môn. Ví dụ môn KTCN thường được qui định từ 4 đến 5 đầu điểm trong 1 học kỳ ( điểm: KT miệng, 15 phút, 1 tiết, thi)

Nội dung kiểm tra phải được xây dựng dựa trên mục tiêu và nội dung của chương trình môn học, chú ý đúng mức đến mức độ vận dụng kiến thức kỹ năng chứ không yêu cầu học thuộc SGK

Đánh giá bằng lời phải phù hợp với đánh giá cho bằng điểm số. Trong kiểm tra lý thuyết cần kiểm tra và đo được

Mức độ nắm vững kiến thức (ghi nhớ – tái hiện, hiểu..) Mức độ vận dụng kiến thức (ở các mức độ khác nhau ) Khả năng diễn đạt hiểu biết (bằng lời, chữ viết..) Số lượng và mức độ thiếu sót của học sinh

Kiểm tra đánh giá về thực hành kỹ thuật, cần lưu ý toàn diện về: Mức độ nắm vững những hiểu biết kỹ thuật có liên quan

Khả năng thực hiện các động tác Hiệu quả thực hành

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học kỹ THUẬT công nghiệp ở trường phổ thông (Trang 32 - 33)