THAM QUAN 1 Ý nghĩa

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học kỹ THUẬT công nghiệp ở trường phổ thông (Trang 28 - 30)

1. Ý nghĩa

Tham quan là hình thức tổ chức dạy học mà trong đó học sinh được quan sát, được làm quen với những đối tượng nghiên cứu thực của môn học trong những điều kiện hiện thực sống động. Giá trị của tham quan có thể là học sinh thu lượm kiến thức, liên hệ kiến thức đã học với việc sử dụng chúng trong điều kiện của sản xuất và đời sống. Qua đó học sinh thấy được giá trị của tri thức trong lao động và những yêu cầu của nghề nghiệp cụ thể đối với người lao động. Đồng thời cũng giúp học sinh thấy rõ giá trị lao động đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội cũng như đối với mọi người.

2. Nội dung tham quan

Tùy theo mục đích, nội dung chương trình môn học và tình hình thực tế của địa phương mà lựa chon đối tượng và nội dung tham quan cho phù hợp. Nguyên tắc cơ bản để lựa chon nội dung và đối tượng tham quan là đảm bảo mối liên hệ hữu cơ giữa nội dung tham quan với nội dung chương trình học tập. Chẳng hạn trong phân phối chương trình Công nghệ lớp 8 có thể tham quan các cơ sở, hợp tác sản xuất, …. Lớp 9 có thể tham quan cơ sở lắp ráp, sửa chữa điện dân dụng hoặc điện tử…

Cũng tùy theo mục đích và nội dung tham quan có thể tổ chức các loại tham quan sau:

Tham quan để tìm hiểu thiết bị máy móc dùng trong sản xuất… nhằm phục vụ một chương hay một phần cụ thể của nội dung học tập. Loại tham quan này diễn ra trong thời gian ngắn và thường tại các cơ sở quanh trường.

Tham quan cơ sở sản xuất thường là loại tham quan tổng hợp với nhiều mục đích khác nhau. Hình thức này đòi nhiều thời gian và việc tổ chức phải được phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cơ sở sản xuất.

Tham quan các cơ quan khoa học kỹ thuật, viện nghiên cứu nhằm cho học sinh tiếp xúc với những thành tựa khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến đang trong quá trình thửn ghiêm. Hình thức này áp dụng cho các trường gần cơ quan nghiên cứu.

Tham quan triển lãm viện bảo tàng: có tác dụng mở rộng tầm nhìn cho học sinh về một nội dung nào đó và mang tính thời sự tốt, nhưng hình thức này phụ thuộc vào nhiều điều kiện khách quan. Học sinh nắm được lịch sử các phát minh, sáng chế, lịch sử ra đời và

phát triển của các loại máy móc, thiết bị kỹ thuật…. Đây là hình thức giáo dục lịch sử kỹ thuật- công nghệ rất tốt đối với học sinh.

3. Phương pháp tổ chức tham quan

Căn cứ vào chương trình môn học, ngay từ đầu năm khi lập kế hoạch dạy học, giáo viên cần phải có kế hoạch dự trù cho các nội dung tham quan. Gần đến ngày tham quan, giáo viên phải liên hệ lại thật cụ thể và chi tiết những nội dung sau:

-Mục đích và nội dung tham quan -Số lượng và trình độ người tham quan -Thời gian, phương tiện, vị trí tham quan

-Những vấn đề chính cần giải quyết trong thời gian tham quan -Quy định an toàn trong tham quan

3. 1.Trước khi đưa học sinh đi tham quan, cần phải phổ biến:

-Mục đính, nhiệm vụ của học sinh trong buổi tham quan

-Trình tự các vấn đề, nội dung cần quan sát, trao đổi thu hoạch sau buổi tham quan -Kế hoạch tiến hành tham quan và tổng kết sau buổi tham quan

-Những nội quy về an toàn, kỷ luật …trong tham quan.

3. 1. 1.Trong quá trình tham quan phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với người hướng dẫn tham quan của chính cơ sở tham quan. Nhiệm vụ của giáo viên là biên chế tổ nhóm học sinh, duy trì kỷ luật, trật tự, bám sát mục đích tham quan, duy trì hứng thú của học sinh, thời gian một buổi tham quan không quá hai giờ.

3. 1. 2. Sau khi tham quan phải tổ chức tổng kết, đánh giá kết qủa thu được với nội dung và cách thức như sau:

Đàm thoại về các vấn đề chung đối với cả lớp Giáo viên trả lời những câu hỏi của học sinh

Học sinh trình bày kết quả của nhiệm vụ được giao Tổng kết chung của giáo viên

Ví dụ:Tham quan mạng điện xí nghiệp

* Mục đích: Cho học sinh thấy được thực tế quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng tại một trạm điện xí nghiệp. Ở đây chủ yếu minh họa phần truyền tải, phân phối và sử dụng điện.

* Chuẩn bị:

Giáo viên:

Liên hệ về thời gian, địa điểm, xây dựng cụ thể nội dung buổi tham quan, thống nhất cách thức tiến hành …với đại diện xí nghiệp sẽ tham quan

Giao nhiệm vụ cho học sinh: từ những kiến thức đã được học, sau buổi tham quan phải giải quyết các vấn đề như nguồn điện từ đâu, điện áp và công xuất của trạm biến áp và hạ áp vào xí nghiệp, từ trạm biến áp hạ áp này thì điện được phân phối đến các bộ phận như thế nào? Các biện pháp quản lý và sử dụng điện hiệu quả của xí nghiệp…, hiệu quả kinh tế của viêch sử dụng tiết kiệm điện..?

Phổ biến trình tự tiến hành buổi tham quan, biên chế học sinh thành các nhóm, nhắc nhở về an toàn, kỷ luật..

Về học sinh:

Ôn tập những nội dung có liên quan Nhận nhiệm vụ, chuẩn bị phương tiện. Có mặt đúng thời gian quy định

* Trong quá trình tham quan:

Dưới sự tổ chức và điều hành của giáo viên và người hướng dãn, học sinh sẽ tham quan từng bộ phận, phân xưởng có sử dụng điện năng. Học sinh sẽ chú ý vào:

Hệ thống dây dẫn truyền tải điện Các thiết bị điều khiển bảo vệ

Các thiết bị tiêu thụ điện năng: động cơ điện, máy hàn các loại, thiết bị đốt nóng, thiết bị làm lạnh, chiếu sáng…

Cách bố trí mạng điện chiếu sáng và mạng điện động lực ở từng bộ phận trong xí nghiệp. Các biện pháp quản lý và tiết kiệm điện của xí nghiệp

Hiệu quả của việc sử dụng điện năng: điện năng tiêu thụ hàng tháng, giá trị thu được từ các bộ phận, phân xưởng, biện pháp an toàn khi sử dụng điện…

* Tổng kết buổi tham quan:

Học sinh thảo luận, liên hệ những hiểu biết thu được qua buổi tham quan với nội sung kiến thức đã được học và nêu các câu hỏi, vấn đề còn thắc mắc

Giáo viên trả lời những câu hỏi, tổng kết buổi tham quan.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học kỹ THUẬT công nghiệp ở trường phổ thông (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w