TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học kỹ THUẬT công nghiệp ở trường phổ thông (Trang 25 - 28)

Sau khi ổn định tình hình lớp, giáo viên bắt đầu ngay bài dạy

GV: trong vật lý các em đã học về mạch điện, hằng ngày các em cũng đã quan sát và sử dụng mạch điện trong gia đình.Vậy em hãy cho biết, mạch điện gồm nhữn phần tử nào? HS: (kể ra) cầu chì, cầu dao, công tắc, ổ cắm, dây dẫn…..

GV: khi lưới cung cấp bị mất điện, các thiết bị trên có làm việc được không ? HS: không, vì mạch điện phải có nguồn điện cung cấp

Thời

gian Nội dung Phương pháp

5 phút

A - Mạch điện

a) Mạch điện gồm các phần tử chính: nguồn điện (1), dây dẫn(2)và phụ tải (3)

b) Hoạt động của mạch: -Khi K đóng, mạch kín, đèn sáng, có dòng điện chạy qua. -Khi K mở, mạch hở B -Dòng điện: a) Dòng điện một chiều:

-Khi nguồn điện là 1 chiều thì dòng trong mạch là dòng một chiều.

-Đặc điểm:

+ / Dòng điện chạy qua tải theo 1 chiều không đổi từ cực dương đến cực âm của nguồn điện. + / Có trị số cường độ dòng điện không đổi, liên hệ với điện áp và điện trở của mạch theo định luật ÔM:

I = (A)

R là điện trở tải, mạch ngoài () r là điện suất trong của nguồn () E là suất điện động nguồn điện (V) Trong 1 đoạn mạch ta có:

I =

U là điện áp ( Hiệu điện thế)

- Dòng 1 chiều dùng để mạ diện, điện phân, nạp acquy..

b) Dòng xoay chiều:

- Khi nguồn là điện xoay chiều ta có dòng xoay chiều.

Dạng chung: i = Im.Sint -Đặc điểm:

+Trị số cường độ thay đổi theo thời gian: ¼ chu kì đầu, biên độ dòng điện tăng từ 0- 1max ; ¼ chu kỳ tiếp theo nó giảm dần từ Imax 0. Nữa chu kỳ sau cũng tương tự nhưng mạng giá trị âm.

+/ Chiều của dòng điện cũng thay đổi theo thời gian: nữa chu kỳ đầu dòng điện dương, nữa chu kỳ sau dàng điện âm.

- Các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều hình Sin gồm: +/ Trị số tức thời: i +/ Biên độ: Im +/ Phat với = +/ chu kỳ T(s) +/ Tần số f = (Hz)

Trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều: I = , tương tự U =

- Trong mạch xoay chiều, định luật Ôm nói trên vẫn đúng.

Biễu diễn thí nghiệm:

+Lắp thí nghiệm như hình trên

+Bật hoặc ngắt công tắc để minh họa trạng thái kín và hở mạch.

GV: Hiện tượng đèn sáng chứng tỏ mạch kín,có dòn điện chạy qua và ngược lại

+ Thay bóng đèn trong thí nghiệm trên bằng 1 bóng đèn khác nhưng có R lớn hơn ( nhỏ hơn) thì đèn như thế nào ?Nhận xét về dòng điện ?

Gv: Nghiên cứu về định luật ÔM để xem

+Điện 1 chiều thườn được kí hiệu là AC(-)

Điện xoay chiều được kí hiệu là DC(~)

GV: Giải thích ý nghĩa các đại lượng bên và cho ví du: điện lưới sử dụng dòng điện xoay chiều có T = 0.02s, f = 50 Hz, nên có thể biểu diễn:

i = Im.sin 3,14 t

GV: vì sao xuất hiện đại lượng = ?

- Do tốc độ quay rôto mát phát GV: Vì sao phải dùng trị hiệu dụng? - Vì i luôn thay đổi, trong tính toán phải dùng giá trị xác định.

Để củng cố 2 tiết dạy trên, có thể dùng câu hỏi: 1 . Từ biểu thức của định luật Ôm trong đoạn mạch: I = U/R Suy ra R = U/I

Do đó có thể phát biểu “ điện trở của mạch tỉ lệ thuận điện áp đặt vào mạch và tỉ lệ nghịch với dòng điện chạy trong mạch “ được không ? Vì sao?

2. Nguồn điện sinh hoạt gia đình thường dùng là dòng điện xoay chiều có trị hiệu dụng U = 220V, f= 50Hz.Viết biểu thưc trị số tức thời của điện áp.

VÍ DỤ 2: SOẠN BÀI THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN HUỲNH QUANGI. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích: tổ chức cho học sinh củng cố và vận dụng lý thuyết đã học về mạng điện, thiết bị điện, cách nối dây dẫn…. Để lắp được mạch điện huỳnh quang đơn giản.

2. Yêu cầu:

- Học sinh chuyển được từ sơ đồ nguyên lý sang sơ đồ lắp ráp. - Mỗi học sinh lắp được 1 mạch, hoạt động tốt, chắc chắn, an toàn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị: Mối học sinh có 1 bộ dụng cụ gồm: cầu chì, công tắc, chấn lưu 40W loại 2 đầu ra, Stacte, bộ đế đuôi đèn, đế Stacte, máng đèn, bảng gỗ 15x20 cm, dao kéo, vít, băng dính, khoan, dây điện…..

2. Chuẩn bị chung cho cả lớp:

Nguồn điện 220V, bóng đèn 1,2m, bút thử điện, bộ mạch điện mẫu đã hoàn chỉnh.

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1. Giai đoạn chuẩn bị giảng dạy 1. Giai đoạn chuẩn bị giảng dạy

- Sau khi ổn định lớp, giáo viên định hướng: phổ biến rõ mục đích yêu cầu của bài thực hành và giao rõ nhiệm vụ, mỗi học hinh phải tự lắp xong một mạch điện.

- Vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch lên bảng

GV: yêu cầu học sinh nhắc lại tác dụng của Stacte, chấn lưu và hoạt động chung của mạch. GV: các em có nhận xét gì về cách mắc các bộ phận trong mạch?

HS: cầu chì công tắc, chấn lưu, các chân của đèn và Stacte được mắc nối tiếp với nhau. GV: đúng, do đó để an toàn khi sửa chữa nên mắc cầu chì vào dây nóng. Các em hãy chuyển sơ đồ nguyên lý trên thành sơ đồ lắp ráp sao cho thuận lơi, an toàn.

Giáo viên thảo luận với học sinh, cho học sinh quan sát bộ đèn đã lắp và hướng dẫn các bước, trình tự lắp:

+ / Lấy dấu trên bảng gỗ, khoan các lỗ đi dây và bắt vít. + / Chuẩn bị các đâu dây nối.

+ / Đi dây các bộ phận, các kiểu nối hầu hết dùng vít, chú ý luồn dây qua các lõ khoan nếu cần.

+ / Cố định cầu chì, công tắc trên bảng gỗ, chấn lưu, đế đuôi đèn, đế Stacte trên máng đèn. + / Lắp Stacte

+ / Kiểm tra lại và cho nguồn điện vào để thử, bật công tắc đèn phải sáng - Phân chia vật liệu, dụng cụ và vị trí làm việc cho học sinh

2. Giai đoạn thực hành:

- Giáo viên chú ý theo dõi, phát hiện những sai phạm của học sinh, nhắc nhở kịp thời. - Khi lắp xong, yêu cầu học sinh phải kiểm tra lại trước khi cắm đèn và nguồn vào thử. 3. Kết thúc:

- GV: yêu cầu học sinh ngừng thực hành.

- GV: theo các em nguyên nhân nào làm đèn không sáng?

- HS: đứt cầu chì, công tắc hỏng, Stacte hoặc chấn lưu hỏng, các mối nối không tiếp xúc, nguồn điện yếu….

- GV: có thể dùng cách nào để xác định chính xác nguyên nhân? - HS: dùng bút thử điện, thử từ cầu chì trở đi.

- GV: tổng kết, nhận xét - HS: vệ sinh nơi thực hành.

THAM QUAN VÀ NGOẠI KHÓA KỸ THUẬT

Tham quan và ngoại khóa là những hình thức tổ chức dạy học bổ trợ hữu ích trong quá trình dạy học. Do đó đối tượng nghiên cứu rộng và đa dạng, thời gian giảng dạy trên lớp hạn chế nên trong dạy học kỹ thuật tham quan và ngoại khóa có tác dụng to lớn trong cả nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục, nhất là trong giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học kỹ THUẬT công nghiệp ở trường phổ thông (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w