HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ KỸ THUẬT 1 Ý nghĩa

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học kỹ THUẬT công nghiệp ở trường phổ thông (Trang 30 - 32)

1. Ý nghĩa

Ngoại khóa là hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong thời gian ngoài giờ chính khóa và theo một kế hoạch đã định. Mục đích là nhằm phát triển toàn diện tính tự lực và những khả năng sáng tạo của học sinh trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật

Về mặt giáo dưỡng, hoạt động ngoại khóa tạo điều kiện sư dụng hợp lý thời gian của giáo viên và học sinh ngoài giờ học để củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức tiếp thu trên lớp

Ví dụ: Học sinh đã được học về điện trở, mối liên hệ giữa vật liệu, tiết diện và chiều dài dây dẫn đã được biểu diễn bởi công thức R =. Nhưng vấn đề này được sử dụng trong thực tế như thế nào ? Trong hoạt động ngoại khóa giáo viên có thể phân tích và khai thác về mặt kỹ thuật và ứng dụng của kiến thức đã có. Từ biểu thức lý thuyết trên, có ba cách để thay đổi giá trị của điện trở của dây dẫn:

(1) - Thay đổi vật liệu chế tạo dây dẫn (2) - Thay đổi độ dài dây dẫn

(3) - Thay đổi tiết diện dây dẫn

Tương ứng với cách thứ nhất trong thực tế người ta chế tạo cầu dao, cầu chì, đảo mạch…. Khi các thiết bị này hoạt động thì trong mạch xảy ra sự thay thế một đoạn dây dẫn bằng một đoạn mạch cách điện hoặc ngược lại ….

Tương ứng với cách thứ hai người ta chế tạo ra các biến trở có con chạy, biến áp tự ngẫu, biến áp và phân áp bằng các điện trở mắc nối tiếp… Bản chất của nó cũng là thay đổi điện trở bằng cách thay đổi chiều dài của dây dẫn. Ngoại ra, đây cũng là cơ sở của bài toán tìm cực trị trong thiết kế các đường dẫn dây tải điện..

Tương ứng với cách thứ ba, trong thực tế chế tạo biến áp người ta dùng các cuộn dây có đường kính khác nhau, các điện trở được mắc song song với nhau …. Ngoài ra ta biết được điện trở R phụ thuộc vào nhiệt độ. Qua đó cho thấy: Những kiến thức lý thuyết mà học sinh được học trong chính khóa cần được mở rộng, vận dụng để trở nên vững chăc qua hoạt động ngoại khóa.

Về mặt giáo dục: hoạt động ngoại khóa được tổ chức dựa trên cơ sở hứng thú môn học và tự nguyên của học sinh. Vì thế các em tham gia thường nhiệt tình, say mê và thường bộc lộ năng khiếu sở trường của mình.

2. Các hình thức tổ chưc ngoại khóa.

Tùy theo số lượng người tham gia ngoại khóa, mà có các hình thức tổ chức khác nhau, với nội dung sau:

- Dạng cá nhân: Đọc sách và chuẩn bị đề tài theo chủ điểm, chuẩn bị báo cáo khoa học theo đề tài, tham gia thi tay nghề, chế tạo mô hình và công cụ..

- Dạng nhóm: Thiết kế chế tạo mô hình, trò chơi kỹ thuật, tham quan, làm báo tường, hội vui kỹ thuật hoặc hội nghị khoa học kỹ thuật

- Dạng đại chúng: Hội vui, hội nghị khoa học, báo tường, tham quan, gặp gỡ các nhà sáng chế.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa cần tuân theo các nguyên tắc sau: Nội dung ngoại khóa phải liên hệ hữu cơ với nội dung chính khóa Đảm bảo tính tự nguyện kết hợp với tinh thần trách nhiệm cao

Không làm ảnh hưởng đến chất lượng các giờ học chính khóa và các nguyên tắc khác của lý luận dạy học.

Dưới đây xin phác họa hình thức tổ chức và nội dung hoạt động phổ biến của nhóm kỹ thuật và hội vui kỹ thuật.

2. 1. Nhóm kỹ thuật

Nhóm được hiểu là sự tập hợp tự nguyện của một số học sinh được tổ chức trong một thời gian nhất định. Số lượng học sinh nên có từ 10 đén 12 em. Giáo viên cần thông báo cho toàn trường về việc thành lập các nhóm ngoại khóa và cùng nhóm trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.

Kế hoạch cần vạch rõ: - Nội dung công việc - Thời gian hoàn thành - Sản phẩm đạt được - Thời gian thực hiện - Điều kiện thực hiện..

Để các nhóm hoạt động tốt theo kế hoạch giáo viên cần cố vấn hướng dẫn các em tranh thủ sự ủng hộ của nhà trường, phụ sinh học sinh, các tổ chức, đoàn thể khác.

2. 2. Hội vui kỹ thuật

Đây là hình thức ngoại khóa phổ biến nhằm thu hút đông đảo học sinh tham gia, tạo không khí sôi nổi cho học tập, nghiên cứu. Hội vui kỹ thuật có thể tổ chức theo chuyên đề, khối lớp hoặc hội vui toàn trường. Hội vui gồm 2 phần: phần nghi lễ và phần vui chơi. Ngoài ra còn trưng bày các sản phẩm do các nhóm tạo ra, các trò chơi phong phú như hái hoa dân chủ, khéo tay kỹ thuật, tay nghề kỹ thuật….

Để đảm bảo hội vui kỹ thuật thành công cần chú ý:

- Chuẩn bị chu đáo: kế hoạch và nội dung phải được phân công cụ thể và duyệt thử từ trước.

- Nội dung hội thi phong phú, hình thức đẹp và hấp dẫn - Có động viên khích lệ, có phần thưởng khi chơi. - Nên kết hợp các tổ bộ môn cùng phối hợp tổ chức

Tóm lại: tham quan và ngoại khóa là những hình thức tổ chức dạy học lợi ích, có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho dạy học chính khóa. Hình thức và phương pháp tổ chức dạy học này rất phong phú và tùy thuộc vào mục đích - nội dung - điều kiện dạy học cụ thể mà vận dụng cho hợp lý.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày phương pháp tổ chức một buổi tham quan. Lập kế hoạch chi tiết cho một buổi tham quan với nội dung cụ thể

2. Lập kế hoạch tổ chức một buổi hội vui kỹ thuật trong 2 giờ ở trường THCS cho một số nội dung cụ thể.

KIểM TRA ĐÁNH GIÁ KếT QUả HọC TậP CủA HọC SINH I. CHỨC NĂNG CỦA VIỆC KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC

Kiểm tra – đánh giá việc nắm vững tri thức của học sinh là một trong những khâu của quá trình dạy học. Nó có những chức năng- ý nghĩa sau:

1. Chức năng đo lường.

Thể hiện ở chỗ xác định được mức hiểu biết, kĩ năng, phẩm chất trí tuệ của học sinh so với chuẩn của mục đính dạy học. Vì thế mức yêu cầu của kiểm tra –đánh giá phải được xác định bởi mục đính dạy học. Đe thực hiện được chức năng này phải:

Chính xác hóa, lượng hóa thông số cần đo. Ví dụ, người ta chia ra các mức độ: nhớ hiểu, áp dụng, phân tích,tổng hợp, đánh giá.

Chọn đơn vị đo

Xác định độ chính xác, độ nhạy và sự biến đổi của phép đo. Nó phụ thuộc vào nội dung, thời điểm và cách thức tổ chức kiểm tra đánh giá

2. Chức năng thông tin

Giúp giáo viên nắm được kết quả giảng dạy để từ đó điều chỉnh, hoàn thiện nội dung – phương pháp giảng dạy. Đồng thời cũng giúp cho học sinh từ đánh giá kết quả học tập để điều chỉnh sự học tập của mình theo yâu cầu của môn học.

3. Chức năng chọn lọc và phân loại

Thông qua kiểm tra đánh giá có thể:

Chon ra những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã nắm vững, hay chưa vững…

Phân loại học sinh ở các mức: Giỏi – khá - trung bình….Điều này có tác dụng kích thích sự cố gắng học tập của học sinh

Đe việc kiểm tra đánh giá có cơ sở khoa học, cần xác định rõ và phân tính biên chứng các yếu tố như: mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành kiểm tra đánh giá.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học kỹ THUẬT công nghiệp ở trường phổ thông (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w