1. Các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học KTCN
Kiểm tra sơ bộ, thừơng áp dụng cho những môn học có chương trình đồng tâm, hoặc có nội dung được xây dựng trên cơ sở những nội dung của các môn học khác.
Kiểm tra thường xuyên Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra chọn học sinh giỏi
2. Các phương pháp kiểm tra thường được dùng
2. 1. Kiểm tra vấn đáp
Phương pháp này được áp dụng thường xuyên vào trước – trong - giữa hay cuối tiết học. Nó có tác dụng rèn luyện khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói cho học sinh. Những câu hởi, bài tập kiểm tra trong trường hợp này phải được chuẩn bị trước và ngắn gọn, dễ hiểu
Cần lưu ý:
Giành thời gian cho cả lớp suy nghĩ và hiểu đúng câu hỏi, không nên gọi học sinh rồi mới đặt câu hỏi.
Cần lắng nghe, sửa chữa, nhận xét, đánh giá và cho điểm công khai trước lớp. 2. 2. Kiểm tra viết
Đây là phương pháp mà trong một thời gian nhất định có thể kiểm tra được số lượng lớn học sinh. Nó yêu cầu học sinh thể hiện tổng hợp hiểu biết và năng lực của mình bằng ngôn ngữ viết. Tùy theo thời gian, tính chất bài kiểm tra mà nội dung sẽ khác nhau, nhưng cần chú ý:
Phân bố điểm bài làm của học sinh càng rộng càng tốt vì nó cho phép phân loại rõ trình độ học sinh. Nó phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, vào độ khó, dễ của câu hỏi.
Nội dung kiểm tra cần có phần tái hiện, phần vận dụng và phần sáng tạo. Tổ chức kiểm tra sao cho hạn chế tối đa sự quay cóp của học sinh.
Chấm bài, cho điểm chính xác và trả bài đúng kế hoạch
Một trong những kiểu kiểm tra viết hiện nay hay dùng là kiểm tra bằng test (trắc nghiệm). Cách này thường được dùng để thăm dò đánh giá một số đặc điểm trí tuệ của học sinh như trí nhớ, thông minh và một số yếu tố kỹ năng, kỹ thuật: vẽ hình, phân tích hình, phân biệt các đối tượng kỹ thuật….Có thể dùng trắc nghiệm, tự luận và trắc nghiệm khách quan Bản chất của trắc nghiệm khách quan là người ta giao cho học sinh những câu hỏi trong phiếu kiểm tra dưới dạng cơ bản như:
Trả lời đúng sai hoặc lựa chọn câu trả lời đúng. Nghĩa là người ta đưa ra một câu hỏi với nhiều phương án trả lời khác nhau, yêu cầu học sinh đánh dấu câu trả lời đúng, hoặc chọn câu rả lời đúng nhất trong nhiều câu được đưa ra.
Trả lời điền thêm Trả lời ghép câu
Cách kiểm tra này có ưu điểm là trong một thời gian hạn chế có thể kiểm tra được nhiều học sinh, với nhiều nội dung khác nhau, việc chấm điểm nhanh và khách quan. Khó khăn lớn nhất trong khách quan là việc xây dựng hệ thống các câu hỏi kiểm tra. Chẳng hạn đối với loại trắc nghiệm trả lời đúng sai hoặc lựa chọn, phải lựa các câu sao cho:
Câu đúng phải chính xác, không thể gần đúng hoặc suy ra là đúng. Câu gây nhiễu phải có lý
Câu gây nhiễu có dạng giống câu đúng
Số lượng câu chọn nên từ 4 -5 câu trở lên 2. 3. Kiểm tra- đánh giá qua quan sát
Phương pháp này mạng tính chất định tính, hay dùng trong kiểm tra đánh giá về thực hành: Mức đô nắm vững các thao tác, động tác kỹ thuật đã được chỉ dẫn
Mức độ hoàn thành công việc thực hành
Mức độ tự lực, độc lập, sáng tạo trong công việc. Điều này thường được biểu hiện qua cử chỉ, nét mặt …..mà giáo viên có thể quan sát được
Tóm lại: kiểm tra đánh giá là một khâu hữu cơ của quá trình dạy học, nó giúp đánh giá thực trạng và tạo cơ sở để hoàn thiện, cải tiến nội dung- phương pháp tổ chức và điều kiện dạy học. Việc kiểm tra đánh giá phải được tiến hành kịp thời, khách quan, chính xác và phù hợp với đặc thù môn học (về nội dung và mục đính )
Dự GIờ, RÚT KINH NGHIệM VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI DạY I. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA
Mục đính của dự giờ, rút kinh nghiệm và đánh giá bài dạy là nhằm xác định thực trạng hoạt động dạy học để cải tiến, nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Do đó nó cũng là một khâu trong hoạt động chuyên môn của giáo viên.
Dự giờ là để xem xét quá trình dạy học trong hiện thực của mối quan hệ thầy - trò - nội dung dạy học và từ đó điều chỉnh bổ sung lý luận dạy học kỹ thuật
Cũng chính thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm và đánh giá bài dạy mà giáo viên bộ môn có điều kiện trao đổi, học tập, giúp đỡ lẫn nhau cả về chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ sư phạm.
Đây cũng là cơ sở để đánh giá hoạt động dạy học bộ môn của thầy và trò. Thông qua đó phát hiện, bồ dưỡng giáo viên dạy giỏi, làm nòng cốt cho việc xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
II. TIẾN TRÌNH CỦA HOẠT ĐỘNG DỰ GIỜ1. Chuẩn bị dự giờ 1. Chuẩn bị dự giờ
Lập kế hoạch : xác định thời gian, địa điểm, lớp dự, thành phần dự, bài dạy, giáo viên day…..
Trao đổi giữa nhóm dự với người dạy về mục tiêu bài dạy, trọng tâm bài dạy, kết cấu, nội dung, phương pháp, tình hình lớp….
Thảo luận và thống nhất về tiêu chí đánh giá bài dạy
Các thành viên dự giờ nghiên cứu kỹ nội dung bài học trong SGK và phân phối chương trình học.
2. Tiến hành dự giờ
Người dự giờ phải có mặt đúng giờ, theo dõi liên tục bài dạy trừ đầu đến cuối, ghi chép toàn diện bài giảng và không được tự ý can thiệp vào tiến trình bài dạy
Nhiệm vụ trong tâm của người dạy là quan sát toàn diện lớp học, cụ thể là :
Hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, sự thống nhất giữa hai hoạt động này.
Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. Đặc biệt xem giáo viên có chú ý phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh hay không
Việc sử dụng hợp lý các phương pháp, đồ dùng dạy học. Thực hiện các bước lên lớp có lôgic, hợp lý không Kỹ năng giao tiếp với học sinh
Tư thế, tác phong
Phân tích về nội dung bài dạy
Có thể hiện rõ đặc thù của bài học bộ môn không
Tùy theo mục đính dự giờ, đặc điểm bài học mà xác định trọng tâm quan sát, đánh giá nhưng cần xem xét bài dạy một cách toàn diện trong mối liên hệ giữa mục đính – nội dung – phương pháp tổ chức bài học và các điều kiện dạy học khác.
3. Rút kinh nghiệm và đánh giá bài dạy
Cơ sở để rút kinh nghiệm và đánh giá bài dạy là dựa vào mục đích bài dạy và kết quả quan sát được của nhóm dự giờ
Trình tự rút kinh nghiệm và đánh giá:
Người dạy tóm tắt lại ý chính của mình đối với bài dạy, tự nhận xét và đánh giá kết quả bài dạy.
Những người dạy giờ trao đổi, nhận xét, thảo luận những vấn đề đã quan sát và thu lượm được một cách khách quan, chân tình, trách nhiệm
- Những ý kiến thống nhất được ghi vào biên bản dự giờ hoặc phiếu đánh giá bài dạy. NỘI DUNG PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI DẠY
Ngày….tháng ….năm…. Người dạy:…..
Lớp:………Trường…. Bài dạy:……..(tiết)
PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 1. Về nội dung bài dạy
2. Về phương pháp, tổ chức bài dạy 3. Về giao tiếp, tác phong
4. Về sự chuẩn bị của GV, HS 5. Đánh giá chung và kién nghị Ngày viết nhận xét
Người dự ký tên
Cơ sở vật chất trong dạy học công nghệ