Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẤU TRÚC VỐN
2.3 Nguyên nhân của những tồn tại bất cập trong cơ cấu vốn của các công ty
2.3.3 Các nhà quản trị chưa coi trọng việc xác định cấu trúc vốn tối ưu cho
Cấu trúc vốn hợp lý sẽ làm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình qn, từ đó làm tăng giá trị DN và làm tăng thu nhập của cổ đông, tuy nhiên các DN kinh doanh địa ốc hiện nay vẫn chưa quan tâm tới việc hoạch định cho mình một cấu trúc vốn phù hợp, dẫn tới cấu trúc vốn của các DN này còn mất cân đối chưa chưa đạt được sự đa dạng trong sử dụng vốn và chưa mang tính bền vững sau đây là một số điểm cần chú ý cho nguyên nhân này:
Trình độ quản lý vốn của các DN: Đây là yếu tố cơ bản trong nhóm nguyên
nhân này, đối với các DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Tp HCM nói chung và các DN kinh doanh đia ốc nói riêng thì trình độ quản lý vốn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là năng lực quản trị, năng lực về lý thuyết tài chính DN và quản trị về cấu trúc vốn còn yếu. Hơn nữa, quản trị CTV vẫn còn là một khái niệm mới mẻ với nhiều DN, đa phần các DN còn tập trung vào nguồn vốn và đầu tư ngắn hạn, chưa tập trung vào các phương án kinh doanh dài hạn và chính vì như vậy nên chưa quan tâm tới việc đa dạng hóa các nguồn vốn.
Ấn tượng của công ty trước các tổ chức tài trợ: Các DN chưa thực sự gây
được ấn tượng về độ tin cậy về tài chính và năng lực quản lý nợ đối với các tổ chức tài trợ vốn, bên cạch đó các DN cũng chưa quan tâm tới việc xây dựng định mức tín nhiệm cho mình và đây là điểm làm giảm giảm lợi thế của các DN khi đàm phán với các tổ chức tài trợ trong và ngồi nước. Ngồi ra nhiều DN cịn đánh mất sự tín nhiệm với ngân hàng qua mục đích sử dụng vốn đã vay, thời hạn trả nợ vay, lãi vay, các thơng tin tài chính cung cấp khơng minh bạch …
Quan điểm sử dụng vốn của các DN: Trước sự phát triển nhanh, mạnh của
theo đó là nhiều hình thức tài trợ và cấp vốn ra đời như huy động vốn thơng qua hình thức phát hành trái phiếu, thông qua các công ty cho th tài chính, thơng qua các quỹ đầu tư. Tuy nhiên ở gian đoạn “quá độ” này cộng với sự mới mẻ của các DN trên thị trường chứng khoán Việt nam cộng với tính bảo thủ, “chắc ăn”, quan niệm tôn thờ những nguồn tài trợ vốn truyền thống khiến cho các DN chưa thể tiếp cận với những nguồn vốn mới, hoặc có nhưng rất khó và chính vì như vậy vẫn chưa có được một CTV tối ưu và chưa tối đa được giá trị cho DN.
Nguyên nhân tiềm tàng trong bản thân mỗi DN: Hầu hết các DN kinh doanh
địa ốc niêm yết trên sàn chứng khoán Tp HCM hiện nay đều là nhưng cơng ty vừa và nhỏ, có những cơng ty cịn rất mới, chỉ có một vài dự án trong tay, có những DN chưa hề hồn thành dự án nào, hoặc có những DN có dự án trong tay nhưng là không nằm trong vùng “đắc địa” hay được đánh giá là không khả thi. Điều này hạn chế khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay, do bởi các ngân hàng cho vay chủ yếu dựa vào tàn sản thế chấp, cũng như quy mơ và uy tín của DN, tài sản thế chấp càng nhiều, quy mô càng lớn, uy tín càng cao, dự án càng nằm ở vị trí tốt và càng khả thi thì cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn vay càng lớn. Đa số các DN đều chưa đủ điều kiện vay tín chấp tại ngân hàng vì chưa có tín nhiệm với ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn … nhiều DN có hiệu quả kinh doanh thấp mà tình hình tài chính cũng khơng minh bạch đã làm cho ngân hàng mất niềm tin dẫn tới việc hạn chế cho vay tín chấp. Bên cạnh đó thì hầu hết các DN chưa quan tâm tới xây dựng cho mình một cấu trúc vốn mục tiêu trước khi kinh doanh.
Kết luận chương 2:
Qua việc tìm hiểu và phân tích thực trạng cấu trúc vốn của 10 DN kinh doanh địa ốc niêm yết trên sàn chứng khoán Tp HCM ta thấy những DN này chưa có một cấu trúc vốn tối ưu, các DN cũng chưa quan tâm tới việc hoạch định một cấu trúc vốn hợp lý.
Các DN vẫn chưa sử dụng tối đa các nguồn tài trợ, thực trạng cho thấy các DN sử dụng nguồn tài trợ từ vốn cổ phần và vay Ngân hàng, trong đó chủ yếu là vốn cổ phần, chưa quan tâm và huy động từ các nguồn như: từ thương phiếu, từ trái phiếu, từ thuê tài chính, từ các quỹ đầu tư … Thực trạng này xuất phát từ nhiều ngun nhân như: các chính sách vĩ mơ chưa hồn thiện, chưa khuyến khích và chưa giúp DN hiểu để sử dụng, thị trường vốn chưa phát triển đầy đủ và bản thân các DN chưa coi trọng việc quản trị cấu trúc vốn cho DN mình.
Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN TỐI
ƯU CHO CÁC DN ĐỊA ỐC TRÊN TTCK TPHCM
Như đã trình bày ở phần trước, sẽ khơng có một CTV tối ưu chung cho tất các các doanh nghiệp, việc xây dựng CTV tối ưu cho các DN chỉ mang tính tương đối, có thể nói CTV tối ưu chính là cấu trúc vốn mục tiêu mà DN hướng tới trong quá trình tạo lập DN. Việc này, với tất cả các DN niêm yết ở Việt Nam nói chung và ở các DN kinh doanh địa ốc nói riêng đặt ra một vấn đề là làm sao để tiếp cận
với các nguồn tài trợ và sử dụng các nguồn tài trợ đó một cách linh hoạt nhất? Mục
tiêu của tác giả là đưa ra các giải pháp để làm sao để các DN kinh doanh địa ốc tiếp cận được các nguồn tài trợ vốn, khi tiếp cận được rồi thì làm sao sử dụng được và sử dụng thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Các giải pháp này được trình bày sau đây u cầu cần có sự lỗ lực Từ bản thân các DN, thị
trường vốn và các chính sách vĩ mơ của Nhà nước.
3.1 Các giải pháp chính
3.1.1 Các DN cần xây dựng cho mình một cấu trúc vốn mục tiêu và ứng dụng lý thuyết trật tự phân hạng trong hoạch định cấu trúc vốn:
Mỗi DN cần chủ động xây dựng cho mình một CTV mục tiêu, lấy đó làm kim chỉ nan để hoạch địch CTV tối ưu, DN cũng cần thay đổi linh hoạt CTV mục tiêu tương quan đối với mỗi gian đoạn phát triển của DN và sự thay đổi của thị trường, tình hình kinh tế xã hội. Bên cạnh đó DN cần nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết trật tự phân hạng, đây là một trong những lý thuyết quan trọng phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt nam, đây là lý thuyết nói về sự phân hạng trong hoạch định CTV, nhằm mục đích trước mắt là phịng ngừa rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh, tích lũy và gia tăng VCP, là cơ sở để triển khai nhanh chóng các dự án đầu tư đã chọn và đảm bảo quyền kiểm soát DN của chủ sở hữu. Việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết trật tự phân hạng trong việc hoạch định cấu trúc vốn tối ưu
cho các DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Tp HCM nói chung và các DN địa ốc nói riêng là một giải pháp phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay và một số năm tới, cụ thể theo thứ tự sau:
• Đầu tiên là huy động từ nguồn thu nhập giữ lại • Huy động từ việc phát hành trái phiếu
• Huy động từ nguồn tín dụng th, mua tài chính • Huy động từ các tổ chức tín dụng
• Cuối cùng huy động thơng qua việc phát hành cổ phiếu.
Ngồi ra DN cũng cần nghiên cứu và sử dụng chỉ số Z trong việc phát hiện nguy cơ phá sản của mình. Phá sản là sự bế mạc đối với quá trình hoạt động của một DN và khơng một DN nào muốn điều này cả, tuy nhiên làm thế nào để làm thế nào để sớm phát hiện ra các nguy cơ, các dấu hiệu của phá sản để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời tình hình tài chính cho DN, một trong những cách mà DN thường sử dụng và được công nhận rộng rãi là chỉ số Z. Chỉ số Z gồm 5 chỉ tiêu: X1, X2, X3, X4, X5.
X1: Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản
X3: Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản
X4: Giá thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ. X5: Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản
Việc nghiên cứu chỉ số này khơng những giúp DN điều chỉnh và kiểm sốt được tình hình tài chính của mình, hơn thế nữa cịn giúp DN nâng mức tín nhiệm của mình trên TTCK, một cơng ty có chỉ số Z nằm ở vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản thì cổ phiếu của họ sẽ được các nhà đầu tư chú ý nhiều hơn.