Đẩy mạnh việc huy động vốn từ kênh “phát hành trái phiếu BĐS”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho các DN kinh doanh địa ốc trên TTCK tp HCM (Trang 68 - 69)

Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẤU TRÚC VỐN

3.1.4 Đẩy mạnh việc huy động vốn từ kênh “phát hành trái phiếu BĐS”

Trái phiếu cho DN liên quan tới BĐS, trái phiếu DN có kèm quyền mua BĐS hay người ta cịn gọi là trái phiếu BĐS, trong thời gian qua trước sự khó khăn của thị trường ngồi các nguồn vốn truyền thống các DN Địa ốc một trong những kênh huy động vốn mới đã được một số doanh nghiệp sử dụng là hình thức huy động này. Hình thức này có ưu điểm rất lớn là người cấp vốn được kèm quyền ưu tiên mua BĐS đồng thời vẫn được hưởng lãi suất của trái phiếu, người huy động vốn thì vừa có vốn vừa bán được sản phẩm, tuy nhiên để thị trường này vận hành tốt hơn tác giả đề nghị những điểm sau đây:

Các DN cần nâng cao hơn nữa hình ảnh của mình trên thị trường, nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật về phát hành trái phiếu DN và các văn bản liên quan (như Luật Chứng khoán năm 2006 và Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006, Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS …) nhằm có một kiến thức tốt nhất về phát hành chứng khoán, tạo sự minh bạch, rõ ràng cho cách huy động này trong thời chưa có VBPL chính thức về trái phiếu BĐS.

Nhà nước cần hồn thiện khung pháp lý và ban hành các văn bản pháp luật liên quan để hỗ trợ kênh này được tốt hơn, hiện nay một số DN đã và đang sử dụng rất tốt kênh này để tuy nhiên theo nhận xét thì đây là cách “lách luật” để huy động vốn, hiện nay chưa có một văn bản chính thức nào quy định rõ ràng về “trái phiếu BĐS”, vì vậy nhà nước nên có những văn bản chính thức để hướng dẫn thời gian huy động, lãi suất sàn huy động, các điều kiện cơ bản để được huy động, các chế tài khi có tranh chấp xảy ra, … đây là loại trái phiếu kèm theo quyền mua BĐS mà BĐS là một loại quyền rất nhạy cảm theo thị trường, như vậy khi có tranh chấp xảy ra thì cần có những chế tài để vừa bảo vệ các nhà đầu tư cũng như các DN địa ốc. Ngồi ra nhà nước cũng cần có những quy định đối với các tổ chức bảo lãnh, tạo được một hệ thống các tổ chức bảo lãnh mạnh cả về số và chất sẵn sàng hỗ trợ các DN khi có nhu cầu phát hành trái phiếu BĐS, có như vậy trái phiếu BĐS mới trở

thành một kênh hỗ trợ vốn mạnh cho các DN Địa ốc và có như vậy các DN này mới có cơ hội tối đa CTV của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho các DN kinh doanh địa ốc trên TTCK tp HCM (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)