Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho các DN kinh doanh địa ốc trên TTCK tp HCM (Trang 74 - 78)

Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẤU TRÚC VỐN

3.2 Các giải pháp hỗ trợ

Ngoài các giải pháp nêu trên, tác giả xin đưa ra một số giải pháp tạm thời gọi là các giải pháp hỗ trợ khác.

Để tạo một sân chơi công bằng cho tất các các DN địa ốc trong cả nước nói chung và các DN niêm yết trên TTCK TPHCM nói riêng nhà nước cần có các chính sách rõ ràng để bảo vệ các DN địa ốc trong nước. Hiện nay có rất nhiều dự án địa ốc với danh nghĩa là đầu tư nước ngoài, nhưng họ chỉ bỏ ra một phần vốn rất khiêm tốn để thực hiện những khâu đầu tiên của dự án, sau đó bằng uy tín và thương hiệu của mình các DN nước ngoài này đã dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng trong nước, như vậy dẫn tới tình trạng đầu tư nước ngồi bằng vốn trong nước hay “mác ngoại, vốn nội”. Vì vậy nhà nước và NHNN cần có sự điều chỉnh chính sách, để hạn chế tình trạng này và tạo sự cơng bằng cho các DN. Có như vậy các DN địa ốc trong nước mới có cơ hội tiếp cận với những nguồn vốn tín dụng trong trong nước.

Xây dựng thị trường cầm cố, thế chấp – thị trường thứ cấp: Qua gian đoạn

kinh tế khủng hoẳng và khó khăn như năm 2008 mới thấy vốn tín dụng ngân hàng quan trọng đối với các DN BĐS như thế nào, tuy nhiên cũng từ trong khó khăn đó thị trường vốn lại có thêm những kênh huy động mới, một trong những kênh đó có thể kể tới là thị trường cầm cố, thế chấp. Thị trường này có thể huy động một nguồn vốn nằm rất nhiều trong dân, đặc biệt là những người có nhu cầu sử dụng BĐS trong tương lai, thị trường này có hai loại, thị trường sơ cấp và thứ cấp, tuy nhiên ở Việt nam hiện nay mới chỉ có một thị trường cầm cố sơ cấp ở dạng thô và nhiều rủi ro do tính thanh khoản yếu, sự hỗ trợ của luật pháp không đủ mạnh… nên thị trường địa ốc chưa huy động được nhiều vốn từ nguồn này. Để khắc phục nhược điểm này, các nước phát triển thành lập “thị trường cầm cố thứ cấp”. Tại đây, các tổ chức tín dụng có thể mua bán những khoản cầm cố sơ cấp để tạo tính thanh khoản cho các khoản tín dụng này, theo hình thức chiết khấu và tái chiết khấu dựa trên các khoản lãi do cầm cố và thời gian đáo hạn nợ cầm cố của người chủ tài sản. Thị

trường cầm cố thứ cấp càng phát triển thì nguồn tài chính dành cho vay đầu tư, kinh doanh và tiếp thị sản phẩm nhà ở càng dồi dào. Có như vậy, mới giải quyết được bài toán vốn cho thị trường địa ốc.

Các DN cần xây dựng hình ảnh của mình trên thương trường:

DN cần tạo dựng hình ảnh của mình thơng qua việc chứng minh cho các nhà đầu tư về khả năng quản lý, kỹ năng hoạt động, năng lực tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh. Bên cạch việc cải thiện các hệ số chuẩn mực về tài chính cần áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng vì chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất khả năng kinh doanh của DN trong mắt của các nhà đầu tư. Tập trung vào nâng cao giá trị tài sản đảm bảo khi vay vốn, bên cạnh việc chứng minh tính hợp pháp của tài sản cố định hữu hình, thời gian tới tập trung vào việc xác định tính hợp pháp của tài sản cố định vơ hình như: giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối … thông qua các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp nhằm tăng khả năng huy động vốn cho DN.

Thành lập các công ty đánh giá chuyên nghiệp để đánh giá đúng tài sản của công ty thế chấp:

Nhà nước cần có những chính sách thành lập các DN định giá tài sản vơ hình và hữu hình đầy đủ năng lực và chuyện nghiệp, qua đó đánh giá đúng và nâng cao trị giá tài sản thế chấp của các DN đi vay, theo thực tế hiện nay, các ngân hàng khi định giá tài sản của DN thường lấy giá trị tài sản trên sổ sách, tức là lấy giá trị tài sản khai báo khi đóng thuế, phí, lệ phí là giá cho vay chứ chưa có phương án xác định một cách khoa học, làm theo cách này rất lạc hậu và thiếu tính chính xác và gây khó khăn cho việc tăng quy mơ tài trợ.

Cần có sự thống nhất giữa các Bộ, Ngành trong việc xây dựng một chiến lượt phát triển thị trường vốn, thị trường tài chính.

Gia tăng sự phối hợp và điều chỉnh chiến lược phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn, cần phải có sự thống nhất giữa các Bộ, Ngành liên quan trong việc

xây dựng và phát triển hai loại thị trường này với những cam kết và lộ trình cụ thể nhằm tạo ra thuận lợi cho các công ty huy động vốn, cần thống nhất để không nên thu hẹp thị trường tự do trên TTCK, mở rộng TTCK có tổ chức mà cần phải phát triển song song thị trường tự do OTC và TTCK trong một khuôn khổ một khuôn khổ hệ thống pháp lý được hồn thiện, nhằm đa dạng hóa các kênh huy động vốn cho cơng ty. Vì hầu hết các cơng ty cổ phần ở Việt nam hiện nay đều là những công ty vừa và nhỏ không hội đủ các điều kiện niêm yết trên thị trường tập trung, vì vậy nếu thu hẹp thị trường tự do OTC thì sẽ không huy động được nội lực của ngành kinh tế. Mặt khác, khi tạo điều kiện cho thị trường OTC phát triển cần đề ra các quy chế tạo bước đệm để chuyển các DN từ thị trường OTC lên thị trường tập trung, và coi đây là nguồn quan trọng tạo hàng hóa cho TTCK tập trung.

Hơn nữa, việc thống nhất quản lý các hoạt động phát hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc gia tăng hàng hóa có chất lượng cho TTCK, thơng qua việc khuyến khích và thậm chí bắt buộc cho các DN phát hành chứng khốn ra cơng chúng phải tham gia niêm yết trên TTCK, việc bắt buộc này có thể được thực hiện gián tiếp thông qua việc tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần DN trong việc tiếp cận nguồn vốn, cũng như các quy định về công bố thông tin …

Kết luận chương 3:

Để xây dựng được một CTV tối ưu cho các DN địa ốc trong thời gian tới cần phải có sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía – bản thân DN, Nhà nước, các định chế tài chính và thị trường, thơng qua các giải pháp như: phát huy nội lực của DN, đa dạng hóa các sản phẩm BĐS, nắm vững lý thuyết tài chính DN hiện đại từ đó xây dựng cho mình một CTV mục tiêu sau đó là CTV tối ưu, nâng cao năng lực quản trị DN và quản trị tài chính DN. Bên cạnh đó đẩy mạnh việc huy động vốn từ TTCK, thị trường vốn, các tổ chức tín dụng, thị trường thuê mua …, đặc biệt là hai kênh huy động mới là phát hành trái phiếu BĐS và xây dựng quỹ đầu tư tín thác BĐS. Ngồi ra, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp hỗ trợ nhằm hỗ trợ việc huy động vốn của các DN BĐS đạt tính khả thi cao hơn.

KẾT LUẬN CHUNG

Một CTV tối tư giúp DN tối hóa giá trị của mình đồng thời cũng làm tối đa hóa thu nhập của cổ đơng. Chính vì vậy việc nghiên cứu CTV ở cả lý thuyết và thực tiễn từ đó hoạch định một CTV tối ưu cho DN mình là một vấn đề rất cấp thiết hiện nay đối với tất cả các DN niêm yết trên TTCK nói chung và các DN địa ốc nói riêng.

Nền kinh tế Việt nam mới ra nhập vào nền kinh tế thế giới, các DN cổ phần nói chung và các DN địa ốc nói riêng đang trong giai đoạn phát triển và đang cần một lượng vốn lớn nhằm bổ sung cho cơ cấu vốn của mình, tuy nhiên các DN này đang gặp những hạn chế nhất định như: quan điểm của nhà quản trị cũng như năng lực của nhà quản trị đối với việc hoạch định CTV còn bảo thủ và nhiều hạn chế.

Việc huy động vốn của các DN hiện nay nói chung và các DN địa ốc niêm yết nói riêng vẫn cịn nhiều hạn chế, vẫn chủ yếu dựa vào nguồn truyền thống từ ngân hàng, chưa chủ động đa dạng hóa các nguồn huy động từ các nguồn khác, như từ TTCK, các quỹ đầu tư, .. đặc biệt chưa tận dụng được đặc thù của ngành để huy động từ kênh trái phiếu BĐS. Chính vì vậy khi bị hạn chế từ nguồn vốn ngân hàng các DN quay sang thâm dụng vốn cổ phần trong CTV của mình dẫn tới WACC cao, và từ đó khơng đạt được một CTV tối ưu.

Ngồi ra các chính sách của Nhà nước, thị trường cũng cịn nhiều hạn chế và bất cập điều này cũng hạn chế các DN trên con đường hoạch định CTV tối ưu.

Qua phân tích thực trạng về CTV của các DN địa ốc và nhưng tồn tại từ thị trường, các chính sách của Nhà nước và từ bản thân các DN, luận văn đã chỉ ra các thiếu sót, hạn chế đang tồn tại trong DN, trong thị trường và trong các chính sách. Từ đó luận văn đưa ra các giải pháp góp phần vào làm hồn thiện việc xây dựng CTV tối ưu cho các DN địa ốc.

Nhà xuất bản Thống kê.

2. Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Đăng Dờn, Bùi Kim Yến, Thân Thị Thu Thủy, Vũ Thị Minh Hằng (2005) Thị trường chứng khoán, Đại học Kinh Tế TP.HCM, Nhà xuất bản Thống kê.

3. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Đại học kinh tế TP.HCM, Khoa Tài chính Doanh Nghiệp, Nhà xuất bản Thống Kê. 4. Nguyễn Thị Mỹ Hồng (2008), “Giải pháp hồn thiện cấu trúc vốn cho các cơng

ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp HCM”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Tp HCM.

5. Trần Tấn Hùng (2008), “Tác động của thuế thu nhập đến cấu trúc vốn ở công ty cổ phần niêm yết của Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Tp HCM.

6. Bùi Thanh Lam, “Tìm vốn qua cho th tài chính”, Thời báo kinh tế Sài Gịn. 7. Nguyễn Lương Hải, “Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp xây dựng”,

Trường đại học Giao thông vận tải, Khoa vận tải – kinh tế, bộ môn kinh tế xây dựng.

8. Quyết định 163/2003/QĐ-TTg; 238/2005/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ 9. Nghị định 144/2003/NĐ-CP; 16/2001/NĐ-CP; 65/2005/NĐ-CP; 52/2006/NĐ-

CP; 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ Tiếng Anh.

1. Jules H. van Binsbergen, John R. Graham, Jie Yang, (2008) Cost of Debt.

2. Abubakr Saeed, (2007), The determinats of Capital Structure in Energy Sector, A study of Pakistani listed firms.

Các Website:

Website của Bộ tài chính Việt nam: www.mof.gov.vn Website của Ngân hàng nhà nước VN: www.sbv.gov.vn

Website của sở giao dịch chứng khoán TpHCM: www.vse.org.vn Website: www.vndirect.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho các DN kinh doanh địa ốc trên TTCK tp HCM (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)