3.2. Thực trạng thị trường giao sau tại Việt Nam
3.2.3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương (Techcombank)
trị là nhà mơi giới giao dịch hợp đồng giao sau
Từ năm 2004, Chính phủ chỉ định Ngân hàng Cổ phần Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank) hợp tác với chuyên gia Singapore và Vicofa để thực hiện chương trình sử dụng cơng cụ tài chính phịng ngừa rủi ro. Các bên đã huấn luyện cho doanh nghiệp và tổ chức thí điểm đưa cà phê Việt Nam tham gia LIFFE. Cuối năm 2004, Inexim Đắc Lắc là doanh nghiệp đầu tiên tham gia thị trường hợp đồng giao sau thông qua ngân hàng Techcombank. Cho tới hết năm 2005, đã có hơn 30 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong tổng số hơn 40 doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã tham gia giao dịch cà phê trên thị trường giao dịch giao sau thông qua Techcombank. Trong đầu năm 2006, nhiều doanh nghiệp, cá nhân ở Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia giao dịch “Khống” – (giao dịch hàng giấy) trên LIFFE, nâng số lượng chủ thể tham gia giao dịch lên.
Để thực hiện giao dịch cà phê qua sàn, thương nhân phải ký kết hợp đồng với nhà môi giới, nộp tiền ký quỹ với mức ký quỹ bằng 10% giá trị khối lượng giao dịch. Ngoài ra, đối tượng tham gia cịn phải trả cho nhà mơi giới một khoản phí tương đương 16 USD/lot cho một chiều giao dịch. Để thực hiện mua bán qua sàn giao dịch khi có nhu cầu, thương nhân và nhà mơi giới ký kết hợp đồng, trong đó quy định các điều khoản như: đặt lệnh, hạn mức giao dịch, mức phí, ký quỹ, nội dung đặt lệnh và xác nhận lệnh. Thực tế cho thấy hoạt động mua bán cà phê qua sàn giao dịch rất thuận tiện, người tham gia giao dịch chỉ cần lắp đặt máy tính để nhận truyền dữ liệu từ sàn giao dịch Liffe (thời gian mở cửa 16 giờ 40 phút đến 23 giờ 55 phút giờ Việt Nam), thông qua nhà môi giới và trong các phiên giao dịch, người tham gia theo dõi biến động của giá cả tại sàn để ra các lệnh bán hoặc mua, ngay sau đó lệnh sẽ được chuyển đến nhà mơi giới và được thực hiện.
Sau khi đã tổ chức thành công cho các doanh nghiệp mua bán bằng hợp đồng giao sau trực tiếp với các sở giao dịch cà phê trên thế giới, Techcombank
tiếp tục thực hiện dịch vụ mua bán đậu tương, ca cao, đường trắng, lúa mỳ, cao su… bằng hợp đồng giao sau.
3.2.4. Công ty Cổ phần Đại Hữu Phát với vai trị là nhà mơi giới giao dịch hợp đồng giao sau
Công ty Cổ phần Đại Hữu Phát được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0309529381 ngày 23/10/2009 của Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM. Cơng ty có mối liên hệ chặt chẽ với các đối tác tài chính trong và ngồi nước như: Công ty Boston Merchant Financial tại Mỹ, Công ty Golden Forex tại Mỹ, Công ty Cổ phần Chứng khốn Tp.HCM.
Cơng ty thực hiện môi giới hợp đồng giao sau trên các sản phẩm: lúa mạch, đồng, đậu nành, lúa mỳ, ngô, gạo, đường, cà phê Robusta; cà phê Arabica (xem bảng phụ lục).
Cá nhân hay doanh nghiệp muốn giao dịch qua công ty phải thực hiện ký quỹ theo 02 cách: nộp bằng tiền mặt tại công ty hoặc chuyển khoản vào tài khoản của công ty tại ngân hàng. Mức ký quỹ tùy thuộc vào từng tài khoản giao dịch. Cơng ty sử dụng chương trình Metatrader 4 để thực hiện giao dịch với thị trường NewYork.
* Quy định về giao dịch hợp đồng giao sau
Thời gian giao dịch - Giao dịch tại quầy: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày lễ, tết
+ Sáng từ 08 giờ 00 đến 12 giờ 00 + Chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00 - Giao dịch trực tuyến
+ Từ 06 giờ 00 sáng thứ hai đến 03 giờ 00 sáng thứ bảy.
+ Trừ các ngày nghỉ lễ theo thông lệ quốc tế.
- Đơn vị giao dịch Tùy từng loại sản phẩm
- Sản phẩm giao dịch Là hàng hóa đang giao dịch tại thị trường New York.
- Giá giao dịch Giá thực tế thế giới
- Đơn vị giao dịch USD.
Tiền dùng khi thanh toán (nộp tiền, rút tiền) là VNĐ.
Nguyên tắc khớp lệnh - Đặt lệnh trực tiếp. - Đặt lệnh chờ.
Mức xử lý
- Mức cảnh báo Khi giá trị tài sản bị giảm còn 100% so với số tiền đặt cọc cho 01 lệnh theo quy định.
- Mức xử lý Khi giá trị tài sản giảm còn 30% so với số tiền đặt cọc cho 01 lệnh theo quy định.
3.2.5. Đánh giá hoạt động của thị trường giao sau tại Việt Nam trong thời gian qua gian qua
3.2.5.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, sự hoạt động của giao dịch giao sau trong thời gian qua bước đầu đã giúp Nhà nước, Chính phủ có thực tiễn để từ đó nghiên cứu hình thành khung pháp lý, hồn thiện các chính sách, thể chế phù hợp với thơng lệ quốc tế. Chuẩn bị các tiền đề nhằm xây dựng sở giao dịch giao sau tại Việt Nam.
Thứ hai, giúp cho Nhà nước quản lý, đưa ra các chiến lược để điều tiết, phát triển nền kinh tế một cách hiệu quả. Đồng thời đã giúp Nhà nước thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao quy mô sản xuất để tiến tới một nền sản xuất chuyên nghiệp, có định hướng hơn.
Thứ ba, tuy sàn giao dịch giao sau tại Việt Nam tiến hành muộn hơn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, nhưng thực tiễn cho thấy,
và kinh phí, điều này đã giúp thị trường giao sau hoạt động có hiệu quả ngay sau khi được hình thành.
Thứ tư, sản phẩm giao sau tại Việt Nam trong thời gian qua tuy chỉ tập trung trên một số mặt hàng nông sản, nhưng cũng đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của nhân dân, doanh nghiệp và các đối tượng khác. Đồng thời, cung cấp cho các chủ thể tham gia thêm một kênh đầu tư, phòng hộ hiệu quả, tạo điều kiện liên thông với các thị trường trên thế giới.
Thứ năm, giúp trang bị kiến thức cho các chủ thể tham gia thị trường hiểu rõ thêm về hợp đồng giao sau, một cơng cụ phịng hộ, đầu tư hiệu quả. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư khỏi bỡ ngỡ khi tham gia hội nhập với nền kinh tế thế giới.
3.2.5.2. Những mặt hạn chế
Thứ nhất, chủng loại hàng hóa giao dịch trên thị trường chưa nhiều, ngồi nhóm hàng hóa nơng sản, sự tham gia của các nhóm hàng hóa khác vẫn cịn q ít. Nhà đầu tư khơng có nhiều sự lựa chọn để thực hiện vị thế đầu cơ và phòng hộ.
Thứ hai, nhìn chung ở Việt Nam hiện nay đã hình thành đội ngũ các nhà kinh doanh ở thị trường sơ cấp (có nhu cầu mua bán hàng hóa thật sự), còn đội ngũ các nhà kinh doanh thứ cấp (kinh doanh rủi ro) chưa thật sự mạnh cả về số lượng và chất lượng. Điều này làm cho thị trường hoạt động kém hiệu quả vì thiếu vắng các nhà tạo lập thị trường.
Thứ ba, khung pháp lý cho giao dịch hợp đồng giao sau vẫn chưa được ban hành. Mặc dù trong luật chứng khốn có đề cập đến thuật ngữ “Hợp đồng giao sau”, tuy nhiên vẫn chưa có quy định chi tiết về các vấn đề này.
Thứ tư, sự hạn chế về nhận thức của các chủ thể tham gia thị trường giao sau. Đa số những người tham gia giao dịch hợp đồng giao sau nông sản là những người sản xuất nhỏ lẻ, những người nông dân nên thuật ngữ “Hợp đồng giao sau” vẫn cịn xa lạ đối với họ.
Thứ năm, thơng tin về hợp đồng giao sau rất khó tiếp cận. Techcombank là ngân hàng đi đầu trong việc đóng vai trị là nhà môi giới khi thực hiện giao dịch giao sau, tuy nhiên, các thông tin đầy đủ về quy trình giao dịch, mức ký quỹ, cách thức thanh tốn…vẫn chưa được cơng bố đầy đủ, điều này làm hạn chế nhà đầu tư thực hiện giao dịch giao sau.
Thị trường giao sau tại Việt Nam mới đi vào hoạt động, tuy vẫn còn nhiều khó khăn và phức tạp phía trước nhưng nhìn chung, việc ứng dụng hợp đồng giao sau trên hàng hóa đã phần nào cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường giao sau có được những kinh nghiệm, nền tảng vững chắc trong xây dựng thị trường giao sau về cổ phiếu. Những kinh nghiệm này kết hợp với việc nhận diện được một số khó khăn cịn tồn tại trên TTCP và thị trường giao sau thì mới có cơ sở để ứng dụng hợp đồng giao sau vào cổ phiếu được thành công.
3.3.3. Một số khó khăn cịn tồn tại khi xây dựng thị trường giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam phiếu tại Việt Nam
3.3.3.1. Nhà nước chưa có biện pháp khuyến khích nhà đầu tư sử dụng hợp đồng giao sau giao sau
Việc khống chế biên độ giao dịch trên TTCP, cụ thể là +/- 5% trên HOSE và +/- 7% trên HNX; +/- 5% trên thị trường hối đoái đã làm cho các nhà đầu tư được bảo hộ về giá và do đó thị trường giao sau hiện nay vẫn chưa được phát triển. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam gặp biến động mạnh mẽ trong thời gian qua cũng là tiền đề cần thiết cho sự ra đời TTCP giao sau bởi vì thực tế cho thấy, các nước phải đương đầu với cuộc khủng hoảng châu Á vào năm 1997 như Thái Lan, Malaysia, Philipin là những nước có thị trường giao sau phát triển mạnh trong khu vực với một hệ thống phịng chống rủi ro tài chính mạnh.
3.3.3.2. TTCK Việt Nam còn nhỏ bé, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia gia
TTCK Việt Nam hiện nay chưa đóng vai trị là 01 kênh huy động vốn dài hạn có hiệu quả cho đầu tư phát triển. Số lượng các CTCK tham gia trên thị
khốn cịn hạn chế. Mặt khác, công chúng đầu tư chưa có những hiểu biết về TTCK cũng như những lợi ích khi tham gia thị thị trường này.
3.3.3.3. Pháp luật về chứng khốn cịn nhiều sơ hở, thực hiện thiếu đồng bộ
Luật chứng khốn đã có hiệu lực nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là các quy định về cơ chế quản lý thị trường còn tồn tại nhiều bất cập và cần phải được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Hàng loạt vấn đề như: các chế tài xử phạt trên TTCK, quy định về công bố thông tin, quy chế giám sát hoạt động TTCK, các biện pháp ngăn ngừa khủng hoảng…đều phải được tham khảo ý kiến của các chuyên gia và đơng đảo cơng chúng mới đảm bảo được tính khoa học.
3.3.3.4. Hàng hóa cho TTCP và thị trường giao sau vẫn cịn q ít
Để xây dựng thành công thị trường giao sau về cổ phiếu, điều kiện tiên quyết là phải phát triển TTCP nhằm cung cấp hàng hóa cho thị trường giao sau. Trong đó, cung hàng hóa liên quan đến hoạt động phát hành và niêm yết của các tổ chức trên thị trường thông qua việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.
Nhìn chung trong thời gian qua, hàng hóa trên TTCP Việt Nam cũng đã phát triển nhưng chưa thật sự đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng. Thị trường giao sau chỉ mang tính thí điểm trên một số hàng hóa nơng sản, chưa có được sự đa dạng trong hàng hóa. Do đó chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
3.3.3.5. Hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng TTCK Việt Nam hiện nay còn quá sơ khai. Điều này gây hạn chế cho các nhà đầu tư trong thực hiện các lệnh giao dịch lớn. Việc giao dịch qua mạng còn gặp trở ngại. Mặt khác, các thông tin lại không kịp thời, thiếu minh bạch đã gây hoang mang cho các nhà đầu tư trong việc phân tích TTCK.
3.3.3.6. Khung pháp lý cho giao dịch hợp đồng giao sau vẫn chưa được hoàn thiện thiện
Mặc dù luật chứng khoán được ban hành vào năm 2006 cũng có quy định về các hình thức giao dịch giao sau, tuy nhiên vẫn chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về các quan hệ hợp đồng giao sau cũng như quy định được hướng dẫn về xử lý kế tốn, trình bày chỉ tiêu tài chính có liên quan trên báo cáo tài chính đối với giao dịch giao sau. Do thiếu tính pháp lý trong quy định về hợp đồng giao sau nên quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia chưa được đảm bảo, do đó chưa tạo được sự quan tâm của các định chế tài chính cũng như các nhà đầu khi tham gia trên TTCK, trong vận dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro và đầu tư kiếm lợi.
3.3.3.7. Thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm giao sau
Các chuyên gia am hiểu về sản phẩm giao sau hiện nay cịn q ít, hơn nữa, họ chưa có cơ hội tiếp cận thực tiễn về cơng cụ giao sau nói riêng và sản phẩm phái sinh nói chung. Số đơn vị cung cấp và tham gia giao dịch phái sinh không bao nhiêu. Do đó nguồn nhân lực am hiểu về các công cụ phái sinh tại Việt Nam hiện nay rất hạn chế.
3.3.3.8. Thông tin về sản phẩm giao sau rất khó tiếp cận
Nguồn cung cấp thông tin về công cụ giao sau hiện nay chủ yếu là từ sách báo, internet…nhưng tính chính xác và tính thực tiễn của các thơng tin này cần phải được xem xét. Ngồi ra, cũng có một số tổ chức chuyên cung cấp, tư vấn về hợp đồng giao sau tuy nhiên các thông tin này lại ở mức độ “Khó hiểu” và không đầy đủ. Sở dĩ như vậy vì sản phẩm giao sau nói riêng và các sản phẩm phái sinh nói chung là chủ đề rất khó, cần phải được đào sâu, nghiên cứu một cách khoa học mà tại Việt Nam hiện nay thiếu hẳn các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này để tư vấn cho các nhà đầu tư.
3.3.3.9. Thiếu kiến thức, hiểu biết về TTCK và thị trường giao sau
TTCP biến động mạnh trong khoảng thời gian từ 2006 đến tháng 6/2009 đã thể hiện tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư. Đa số các nhà đầu tư trên thị trường đều mang sắc thái đơn lẻ, nhỏ bé, thiếu kiến thức, hạn chế về kỹ năng
nhà đầu tư chuyên nghiệp, những nhà tạo lập thị trường với những kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm và am hiểu về luật pháp trong lĩnh vực chứng khốn.
Các sản phẩm giao sau nói riêng và sản phẩm phái sinh nói chung là các cơng cụ phịng chống rủi ro phức tạp và là các sản phẩm khá mới mẻ đối với thị trường Việt Nam. Tuy nhiên khi được hỏi về công cụ phái sinh thì các nhà đầu tư chỉ biết đến hợp đồng kỳ hạn, là công cụ phái sinh đơn giản nhất và chứa đựng rủi ro nhiều nhất trong số các công cụ phái sinh. Hơn nữa, các nhà đầu tư còn nhập nhằng giữa việc sử dụng công cụ phái sinh đề đầu cơ thu lợi nhuận và phòng chống rủi ro, họ không nghĩ rằng việc sử dụng sản phẩm phái sinh là phịng ngừa rủi ro, thay vào đó họ chỉ muốn kiếm được lợi nhuận và không bị lỗ. Nhân viên của các CTCK, đặc biệt là các công ty con của ngân hàng thương mại, thông thường được chuyển từ ngân hàng sang lĩnh vực chứng khốn, trong khi đó kiến thức chun mơn về kinh doanh chứng khốn cịn rất mơ hồ.
Do tính chất phức tạp của cơng cụ phái sinh nên việc trang bị kiến thức và cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm dự báo biến động giá cả trong tương lai phải được kịp thời, liên tục, chính xác. Điều này địi hỏi các tổ chức và các nhà đầu tư cần phải chuyên nghiệp trong suy nghĩ và hành động nhưng điều này tại Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn chế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sau khi nghiên cứu chương 1 – Cơ sở lý luận về hợp đồng cổ phiếu giao sau và chương 2 – Kinh nghiệm tổ chức và vận hành sàn giao dịch cổ phiếu giao sau của một số quốc gia trên thế giới thì trong chương 3, tác giả đã đánh giá khái quát thực trạng TTCP và thị trường giao sau tại Việt Nam cũng như một số khó