Một số khó khăn cịn tồn tại khi xây dựng thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại việt nam (Trang 83 - 88)

phiếu tại Việt Nam

3.3.3.1. Nhà nước chưa có biện pháp khuyến khích nhà đầu tư sử dụng hợp đồng giao sau giao sau

Việc khống chế biên độ giao dịch trên TTCP, cụ thể là +/- 5% trên HOSE và +/- 7% trên HNX; +/- 5% trên thị trường hối đoái đã làm cho các nhà đầu tư được bảo hộ về giá và do đó thị trường giao sau hiện nay vẫn chưa được phát triển. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam gặp biến động mạnh mẽ trong thời gian qua cũng là tiền đề cần thiết cho sự ra đời TTCP giao sau bởi vì thực tế cho thấy, các nước phải đương đầu với cuộc khủng hoảng châu Á vào năm 1997 như Thái Lan, Malaysia, Philipin là những nước có thị trường giao sau phát triển mạnh trong khu vực với một hệ thống phòng chống rủi ro tài chính mạnh.

3.3.3.2. TTCK Việt Nam cịn nhỏ bé, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia gia

TTCK Việt Nam hiện nay chưa đóng vai trị là 01 kênh huy động vốn dài hạn có hiệu quả cho đầu tư phát triển. Số lượng các CTCK tham gia trên thị

khốn cịn hạn chế. Mặt khác, công chúng đầu tư chưa có những hiểu biết về TTCK cũng như những lợi ích khi tham gia thị thị trường này.

3.3.3.3. Pháp luật về chứng khốn cịn nhiều sơ hở, thực hiện thiếu đồng bộ

Luật chứng khốn đã có hiệu lực nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là các quy định về cơ chế quản lý thị trường còn tồn tại nhiều bất cập và cần phải được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Hàng loạt vấn đề như: các chế tài xử phạt trên TTCK, quy định về công bố thông tin, quy chế giám sát hoạt động TTCK, các biện pháp ngăn ngừa khủng hoảng…đều phải được tham khảo ý kiến của các chuyên gia và đông đảo công chúng mới đảm bảo được tính khoa học.

3.3.3.4. Hàng hóa cho TTCP và thị trường giao sau vẫn cịn q ít

Để xây dựng thành công thị trường giao sau về cổ phiếu, điều kiện tiên quyết là phải phát triển TTCP nhằm cung cấp hàng hóa cho thị trường giao sau. Trong đó, cung hàng hóa liên quan đến hoạt động phát hành và niêm yết của các tổ chức trên thị trường thông qua việc thúc đẩy q trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

Nhìn chung trong thời gian qua, hàng hóa trên TTCP Việt Nam cũng đã phát triển nhưng chưa thật sự đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng. Thị trường giao sau chỉ mang tính thí điểm trên một số hàng hóa nơng sản, chưa có được sự đa dạng trong hàng hóa. Do đó chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.

3.3.3.5. Hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng TTCK Việt Nam hiện nay còn quá sơ khai. Điều này gây hạn chế cho các nhà đầu tư trong thực hiện các lệnh giao dịch lớn. Việc giao dịch qua mạng còn gặp trở ngại. Mặt khác, các thông tin lại không kịp thời, thiếu minh bạch đã gây hoang mang cho các nhà đầu tư trong việc phân tích TTCK.

3.3.3.6. Khung pháp lý cho giao dịch hợp đồng giao sau vẫn chưa được hồn thiện thiện

Mặc dù luật chứng khốn được ban hành vào năm 2006 cũng có quy định về các hình thức giao dịch giao sau, tuy nhiên vẫn chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về các quan hệ hợp đồng giao sau cũng như quy định được hướng dẫn về xử lý kế tốn, trình bày chỉ tiêu tài chính có liên quan trên báo cáo tài chính đối với giao dịch giao sau. Do thiếu tính pháp lý trong quy định về hợp đồng giao sau nên quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia chưa được đảm bảo, do đó chưa tạo được sự quan tâm của các định chế tài chính cũng như các nhà đầu khi tham gia trên TTCK, trong vận dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro và đầu tư kiếm lợi.

3.3.3.7. Thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm giao sau

Các chuyên gia am hiểu về sản phẩm giao sau hiện nay còn quá ít, hơn nữa, họ chưa có cơ hội tiếp cận thực tiễn về cơng cụ giao sau nói riêng và sản phẩm phái sinh nói chung. Số đơn vị cung cấp và tham gia giao dịch phái sinh không bao nhiêu. Do đó nguồn nhân lực am hiểu về các công cụ phái sinh tại Việt Nam hiện nay rất hạn chế.

3.3.3.8. Thơng tin về sản phẩm giao sau rất khó tiếp cận

Nguồn cung cấp thông tin về công cụ giao sau hiện nay chủ yếu là từ sách báo, internet…nhưng tính chính xác và tính thực tiễn của các thơng tin này cần phải được xem xét. Ngồi ra, cũng có một số tổ chức chuyên cung cấp, tư vấn về hợp đồng giao sau tuy nhiên các thông tin này lại ở mức độ “Khó hiểu” và không đầy đủ. Sở dĩ như vậy vì sản phẩm giao sau nói riêng và các sản phẩm phái sinh nói chung là chủ đề rất khó, cần phải được đào sâu, nghiên cứu một cách khoa học mà tại Việt Nam hiện nay thiếu hẳn các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này để tư vấn cho các nhà đầu tư.

3.3.3.9. Thiếu kiến thức, hiểu biết về TTCK và thị trường giao sau

TTCP biến động mạnh trong khoảng thời gian từ 2006 đến tháng 6/2009 đã thể hiện tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư. Đa số các nhà đầu tư trên thị trường đều mang sắc thái đơn lẻ, nhỏ bé, thiếu kiến thức, hạn chế về kỹ năng

nhà đầu tư chuyên nghiệp, những nhà tạo lập thị trường với những kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm và am hiểu về luật pháp trong lĩnh vực chứng khoán.

Các sản phẩm giao sau nói riêng và sản phẩm phái sinh nói chung là các cơng cụ phịng chống rủi ro phức tạp và là các sản phẩm khá mới mẻ đối với thị trường Việt Nam. Tuy nhiên khi được hỏi về công cụ phái sinh thì các nhà đầu tư chỉ biết đến hợp đồng kỳ hạn, là công cụ phái sinh đơn giản nhất và chứa đựng rủi ro nhiều nhất trong số các công cụ phái sinh. Hơn nữa, các nhà đầu tư cịn nhập nhằng giữa việc sử dụng cơng cụ phái sinh đề đầu cơ thu lợi nhuận và phòng chống rủi ro, họ không nghĩ rằng việc sử dụng sản phẩm phái sinh là phịng ngừa rủi ro, thay vào đó họ chỉ muốn kiếm được lợi nhuận và không bị lỗ. Nhân viên của các CTCK, đặc biệt là các công ty con của ngân hàng thương mại, thông thường được chuyển từ ngân hàng sang lĩnh vực chứng khốn, trong khi đó kiến thức chun mơn về kinh doanh chứng khốn còn rất mơ hồ.

Do tính chất phức tạp của cơng cụ phái sinh nên việc trang bị kiến thức và cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm dự báo biến động giá cả trong tương lai phải được kịp thời, liên tục, chính xác. Điều này địi hỏi các tổ chức và các nhà đầu tư cần phải chuyên nghiệp trong suy nghĩ và hành động nhưng điều này tại Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn chế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi nghiên cứu chương 1 – Cơ sở lý luận về hợp đồng cổ phiếu giao sau và chương 2 – Kinh nghiệm tổ chức và vận hành sàn giao dịch cổ phiếu giao sau của một số quốc gia trên thế giới thì trong chương 3, tác giả đã đánh giá khái quát thực trạng TTCP và thị trường giao sau tại Việt Nam cũng như một số khó khăn cịn tồn tại khi xây dựng thị trường giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam. Bức tranh đầy biến động của TTCP Việt Nam được bộc lộ khá rõ nét trong giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 6/2009. Thơng qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh sự cần

thiết phải áp dụng hợp đồng giao sau vào TTCP tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG SỞ GIAO DỊCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại việt nam (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)