Sự cần thiết của việc xây dựng thị trường giao sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại việt nam (Trang 88 - 89)

---------

4.1. Sự cần thiết của việc xây dựng thị trường giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam Nam

Thị trường giao sau về cổ phiếu là một bộ phận không thể tách rời của thị trường tài chính. Đối với Việt Nam, việc xây dựng thị trường giao sau về cổ phiếu trong giai đoạn hiện nay hết sức cần thiết vì những lý do sau:

4.1.1. Là công cụ để Nhà nước quản lý kinh tế vĩ mô

Việc xây dựng TTCP giao sau giúp các hoạt động mua bán được tập trung, số liệu cập nhật được đầy đủ, do đó phản ảnh chính xác quan hệ cung cầu, giá cả trong tương lai gần. Trong khi đó, giá giao ngay lại chứa đựng nhiều rủi ro do không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu. Thị trường giao sau thì hiệu quả hơn thị trường giao ngay. Nhà nước với vai trị là người quản lý vĩ mơ nền kinh tế sẽ dựa vào thị trường giao sau nhằm định hướng sản xuất, thực hiện việc điều tiết kinh tế của mình.

4.1.2. Là cơng cụ quản lý rủi ro và bảo vệ lợi nhuận cho nhà đầu tư

Các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam đa số còn yếu kém trong khả năng phân tích, dự đốn biến động của thị trường trong tương lai, họ rất dễ chịu tác động từ những thông tin nhiễu, từ tâm lý bầy đàn và không nhạy bén trước biến động của thị trường. Hơn nữa, do nguồn vốn đầu tư nhỏ bé, nên dẫn đến hành động mua thấp, bán cao, không đạt lợi nhuận như kỳ vọng.

Cũng chính những lý do trên nên sự ra đời của hợp đồng giao sau cổ phiếu, một cơng cụ phịng ngừa rủi ro, bảo vệ lợi nhuận cho các nhà đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn này là hết sức cần thiết. Ngồi ra, chức năng địn bẩy tài chính của hợp đồng cổ phiếu giao sau sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bị hạn chế về nguồn vốn có thể tham gia rộng rãi.

Giá cổ phiếu của công ty được niêm yết phản ánh mức độ phân tích, nhận định, đánh giá của các nhà đầu tư đối với cơng ty cịn giá của hợp đồng giao sau đo lường mức độ kỳ vọng trong tương lai gần của nhà đầu tư đối với công ty được niêm yết. Các nhà sản xuất sẽ thực hiện việc điều tiết sản xuất kinh doanh theo quan hệ cung cầu, chủ động điều chỉnh những hoạt động hiện tại, những kế hoạch sẽ triển khai.

4.1.4. Thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia

Như đã trình bày trong các phần trước, khi tham gia giao dịch hợp đồng cổ phiếu giao sau, nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ ban đầu (thường là 20%). Hơn nữa, khi tham gia vào TTCP giao sau, nhà đầu tư sẽ dễ dàng việc thực hiện “Bán khống”, một nghiệp vụ không dễ dàng thực hiện trên thị trường giao ngay vì những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nhà đầu tư và cả nền kinh tế. Chức năng đòn bẩy của hợp đồng cổ phiếu giao sau và việc thực hiện “Bán khống” làm thị trường hoạt động sôi động hơn, giúp các nhà đầu tư tham gia thị trường sẽ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho nền kinh tế, cả nguồn vốn trong và ngoài nước, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam đang cần tập trung nguồn vốn để phát triển kinh tế như hiện nay.

4.1.5. Bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

Quá trình hội nhập kinh tế tồn cầu một mặt tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận được các sản phẩm cao cấp của thị trường tài chính, mà điển hình là hợp đồng cổ phiếu giao sau. Mặt khác, hội nhập kinh tế làm tự do hoá sự dịch chuyển các nguồn vốn nước ngoài vào TTCK Việt Nam trong điều kiện TTCK Việt Nam còn kém phát triển, đã làm gia tăng rủi ro và tính bất ổn cho thị trường. Sự ra đời của TTCP giao sau được xem là một lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại việt nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)