Xây dựng những điều kiện tiền đề trên TTCP nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại việt nam (Trang 92 - 95)

sự hình thành thị trường giao sau về cổ phiếu.

Chứng khốn có nguồn gốc từ TTCK phi chính thức, đó là sự mua bán, giao dịch thỏa thuận giữa các bên tham gia và khi các giao dịch này cần được chuẩn hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững thì sàn giao dịch chứng khốn hình thành với vai trị đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch giữa các bên. Còn hợp đồng cổ phiếu giao sau nói riêng và sản phẩm chứng khốn phái sinh nói riêng có nguồn gốc từ chứng khốn, khi TTCK phát triển mạnh mẽ, quy mô tăng, giao dịch diễn ra ngày càng nhiều thì mới xuất hiện nhu cầu sử dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro và đầu cơ thu lợi nhuận.

Tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay, nếu muốn xây dựng thành cơng TTCP giao sau thì điều kiện tiên quyết là phải ổn định và phát triển TTCP. Theo dự tính của Chính phủ, nền kinh tế thế giới bước đầu phục hồi vào đầu năm 2010, sẽ kéo theo sự phục hồi của kinh tế Việt Nam. TTCK sẽ phục hồi sớm hơn, sẽ trở nên trưởng thành và chun nghiệp hơn sau q trình suy thối kéo dài. Nhu cầu áp dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro cổ phiếu sẽ được xem xét nghiêm túc. Ngoài ra, trong thời gian qua, hàng loạt các biện pháp của Chính phủ như việc triển khai gói kích cầu, ổn định các chính sách vĩ mô, giãn thời gian IPO…đã phát huy tác dụng. Lòng tin của nhà đầu tư về sự thăng hoa của TTCP được khơi phục. Do đó, việc ổn định và phát triển TTCP nhằm tạo tiền đề để hình thành TTCP giao sau gặp rất nhiều thuận lợi về mặt thời gian thực hiện. Trên cơ sở đó, người viết đề xuất thời gian hồn tất giai đoạn này là trong vòng 01 năm, từ 2010-2011, bao gồm các bước sau:

Thứ nhất, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, nới lỏng biên độ tỷ giá theo từng thời điểm, tránh tác động mạnh đến yếu tố tâm lý, giá cả.

Thứ hai, phối hợp điều hành hiệu quả của các bộ, ngành liên quan nhằm hướng tới sự phát triển lành mạnh nền kinh tế và hiệu quả của thị trường tài chính, cụ thể: Chính phủ đẩy mạnh phát hành các cơng cụ nợ (tín phiếu, trái phiếu…) để thu hút tiền, qua đó ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng nghiệp vụ thị trường mở hoặc chiết khấu các công cụ này để giảm lượng tiền cung ứng. Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán trên cơ sở xây dựng các tiêu chí giám sát rủi ro thích hợp, trong điều kiện hiện tại, nếu giá chứng khoán vẫn tiếp tục giảm mạnh, ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại giãn nợ, khoanh nợ, ngưng giải tỏa cầm cố số hợp đồng cổ phiếu đến hạn hoặc số cổ phiếu có giá xuống thấp.

Thứ ba, từng bước giảm dần mặt bằng lãi suất nhằm hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cho xuất khẩu. Khuyến khích xuất khẩu thơng qua hỗ trợ vốn, cắt giảm thuế, giãn thuế.

Thứ tư, tiếp tục triển khai gói kích cầu nhằm giải quyết công ăn việc làm, hỗ trợ tiêu dùng và cơng trình đầu tư thực sự hiệu quả. Thanh kiểm tra và đánh giá hiệu quả của từng dự án để có những điều chỉnh cho phù hợp.

Thứ năm, cải cách thể chế, hành chính để thu hút vốn đầu tư, tập trung nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

4.3.2. Giải pháp đối với thị trường

Thứ nhất, đẩy mạnh tái cấu trúc TTCK, chun mơn hóa từng thị trường chuyên biệt. Điều này nhằm giúp từng thị trường có điều kiện để phát triển theo hướng hiện đại hóa, tránh sự dàn trải như hiện nay.

dụng theo phương thức thỏa thuận cho đối tác chiến lược, đồng thời giảm bớt tỷ lệ bán ra bên ngoài.

Thứ ba, Chính phủ cần chỉ đạo Tổng cơng ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mua vào cổ phiếu một số ngành then chốt như ngân hàng, bảo hiểm…nhằm kích cầu TTCK.

Thứ tư, cần phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường bằng cách thúc đẩy tăng chất lượng, số lượng hoạt động và năng lực tài chính của các CTCK, cơng ty quản lý quỹ. Khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… tham gia vào thị trường.

Thứ năm, nâng cao chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính của tổ chức

phát hành niêm yết, kinh doanh chứng khoán. Đẩy mạnh thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi các vi phạm trên TTCK, tăng cường công bố thơng tin trên TTCK, nâng cao tính minh bạch của thị trường, đặc biệt là công bố thông tin về các tổ chức niêm yết và CTCK.

Thứ sáu, thành lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập tổ chức phát hành và chứng khoán giao dịch trên thị trường, nhằm đảm bảo tính minh bạch cho thị trường. Các thông tin này được công bố cho các nhà đầu tư và các chủ thể tham gia hoặc có liên quan đến thị trường

Thứ bảy, sửa đổi ban hành các chính sách ưu đãi về thuế. Trong điều kiện

TTCK đang ảm đạm thì Nhà nước nên sớm xem xét miễn thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập phát sinh từ trái phiếu, cổ phiếu nhằm tạo động lực kinh tế khuyến khích các nhà đầu tư quan tâm, góp phần làm tăng lượng hàng hóa cho thị trường tài chính.

Thứ tám, xây dựng cơ chế hoạt động quỹ bình ổn thị trường. Quỹ bình ổn thị trường với nguồn vốn là phần đóng góp từ các cơng ty thành viên và các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường, được lập ra chuyên để bảo vệ lợi ích cho cà nhà đầu tư trong những trường hợp xấu.

Thứ chín, nâng cao vai trị của hiệp hội chứng khốn trong việc quản lý Nhà nước về TTCK, trong việc góp ý, soạn thảo các chính sách, hợp tác với hiệp hội chứng khoán các nước để đào tạo nhân viên, những nhà mơi giới chứng khốn.

Thứ mười, tăng lượng cầu đầu tư từ phía các nhà đầu tư quốc tế, đảm bảo phù hợp với lộ trình cam kết hội nhập và các quy định về đầu tư nước ngồi theo tinh thần luật đầu tư. Chính phủ cần sớm ban hành quy định pháp lý cho phép tổ chức kinh doanh nước ngoài được phép mở chi nhánh công ty quản lý quỹ tại Việt Nam và thành lập cơng ty quản lý quỹ đầu tư nước ngồi 100% vốn tại Việt Nam sớm hơn lộ trình cam kết trong WTO.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại việt nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)