Thực trạng hệ thống thuế tài sản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách thuế tài sản ở việt nam (Trang 27)

2.2 Đánh giá thực trạng hệ thống thuế tài sản ở Việt Nam

2.2.1 Thực trạng hệ thống thuế tài sản ở Việt Nam

Hiện nay, chưa có văn bản nào của Chính phủ qui định những loại thuế nào mang tính chất là thuế tài sản và những loại thuế nào khơng mang tính chất là thuế tài sản nhưng đã từ rất lâu, đại đa số nhân dân đều xem các chính sách thuế: thuế sử dụng đất nơng nghiệp, thuế nhà đất, tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế tài nguyên, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính như

những chính sách thuế mang tính chất là thuế tài sản.

Chế độ quản lý nhà nước về tài sản, nhất là Luật đất đai đã qui định cụ thể về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, xác định thời điểm sử dụng đất và đặc biệt là những qui định về định giá đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách thuế tài sản vì đây là những căn cứ tính thuế, cụ thể các sắc thuế như: thu tiền sử dụng

đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ,...

Hiện nay, đối với các loại tài sản, Chính phủ ta đang áp dụng các chính sách thu tài chính chủ yếu: chế độ thu tiền sử dụng đất và chế độ nộp tiền thuê đất khi nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất; trong quá trình sử dụng đất, có thuế sử dụng đất nơng nghiệp, thuế nhà đất; khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp thức hố nhà có thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ; khi đăng ký tài sản có lệ phí trước bạ, khi được các cơ quan nhà nước giải quyết các công việc có liên quan đến địa chính thì có lệ phí địa chính.

(1) Thuế sử dụng đất nơng nghiệp

Hiện nay, chúng ta đang áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp theo luật

thuế sử dụng đất nông nghiệp ban hành ngày 10/7/1993 và Nghị Định số 74-CP

ngày 25/10/1993 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất

nông nghiệp. Đây là khoản thuế thu hàng năm đối với các tổ chức, cá nhân sử

dụng đất vào sản xuất nông nghiệp bao gồm cả những cá nhân được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất

nông nghiệp.

Đất chịu thuế nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp, bao gồm: - Đất trồng trọt;

- Đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản; - Đất trồng rừng.

Đất không chịu thế sử dụng đất nông nghiệp mà chịu các loại thuế khác

hoặc không phải chịu thuế theo qui định của pháp luật bao gồm:

- Đất có rừng tự nhiên; - Đất đồng cỏ tự nhiên; - Đất ở;

- Đất chuyên dùng.

Căn cứ tính thuế sử dụng đất nơng nghiệp là diện tích đất, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilơgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Diện tích tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa

chính nhà nước hoặc kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền xác nhận theo qui định, căn cứ để phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nơng nghiệp là các yếu tố chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết

và điều kiện tưới tiêu có kết hợp với việc tham khảo năng suất đạt được bình

quân trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm và được ổn định trong 10 năm. Trong thời hạn ổn định hạng đất, đối với vùng mà nhà nước đầu tư lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao, Chính phủ điều chỉnh lại hạng đất tính thuế1; định thuế suất được xây dựng cho một năm, tính bằng kilơgam thóc trên 1 ha của từng hạng

đất, phân biệt theo vùng đồng bằng, trung du, miền núị

Luật thuế cũng giành ra 1 chương (từ Điều 20 đến Điều 25 Chương V) để qui định về miễn giảm thuế sử dụng đất nơng nghiệp nhằm khuyến khích khai

hoang, thâm canh, tăng năng suất cây trồng vật nuôi; miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới và hải đảo, các dân tộc thiểu số mà sản xuất và đời sống còn gặp nhiều khó khăn; miễn hoặc giảm thuế trong thời hạn thiên tai, dịch hoạ làm thiệt hại mùa màng.

Số thu về thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:

Bảng 2.1: Số thu thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến năm 2007

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Số thu Tỷ lệ (%) 2003 151 0,19 2004 130 0,12 2005 132 0.11 2006 111 0,08 2007 97 0,06

( Nguồn từ Tổng cục Thống kê - Bộ Tài chính )

Biểu đồ số thu thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến năm 2007

0 20 40 60 80 100 120 140 160 1 2 3 4 5 Series1

Số thu thuế SDĐNN giảm dần do diện tích đất nông nghiệp chịu thuế bị thu hẹp trong quá trình đơ thị hóa.

(2) Thuế đất

Ở Việt Nam loại thuế này nằm trong thuế nhà đất. Pháp lệnh về thuế nhà đất được nước ta ban hành ngày 14/9/1991 và được sửa đổi, bổ sung vào các năm

1992, 1994, 2003. Pháp lệnh thuế nhà đất qui định: thuế đất thu hàng năm đối với các đối tượng có quyền sử dụng đất để ở hoặc để xây dựng cơng trình, mang ý

nghĩa là thuế đánh vào việc sử dụng đất cho mục đích phi sản xuất nơng nghiệp. Trong tình hình hiện nay, tạm thời chưa qui định thu thuế nhà .

Căn cứ tính thuế đất là diện tích đất ở, đất xây dựng cơng trình, hạng đất và

định suất thuế tính trên đơn vị diện tích. Trong đó diện tích đất tính thuế là tồn

bộ diện tích đất thực tế sử dụng vào mục đích ở, xây dựng cơng trình theo giấy cấp đất; hạng đất được xác định căn cứ vào các yếu tố chủ yếu như: loại đô thị (từ I đến VI), loại đường phố hoặc khu phố dựa theo vị trí của đất ở từng khu vực và các điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh; mức thuế suất được xác định

theo định suất và được xác định bằng từ 1 đến 32 lần mức thuế sử dụng đất nông

nghiệp. Pháp lệnh về thuế nhà đất cũng qui định miễn giảm cho loại đất sử dụng cho các mục đích cơng cộng, an ninh quốc phòng, vùng sâu, vùng xa, gia đình

chính sách, khó khăn.

Số thu về thuế nhà đất như sau:

Bảng 2.1: Số thu thuế nhà đất từ năm 2003 đến năm 2007

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Số thu Tỷ lệ (%) 2003 1.054 1,34 2004 1.746 1,67 2005 1.775 1,48 2006 2.053 1,41 2007 3.244 2,04

( Nguồn từ Tổng cục Thống kê - Bộ Tài chính )

Biểu đồ số thu thuế nhà đất từ năm 2003 đến năm 2007

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 1 2 3 4 5 Series1

Số thu thuế nhà đất tăng dần do q trình đơ thị hóa diện tích đất ở , đất chun dùng tăng lên ( đất nơng nghiệp thay đổi mục đích sử dụng chuyển sang

đất ở, đất chuyên dùng

(3) Tiền sử dụng đất

Thu tiền sử dụng đất là khoản thu của Nhà nước mang tính chất đặc thù

của Việt Nam (đất thuộc sở hữu toàn dân). Tiền sử dụng đất không những để thể hiện quyền lợi của chủ sở hữu đất của nhà nước mà cịn là cơng cụ tài chính quan trọng buộc mọi người phải sử dụng đất có hiệu quả vì khi nhận đất phải trả tiền,

làm cho mọi người phải tính tốn giữa nhu cầu sử dụng đất với số đất mà mình

cần phải có sao cho việc sử dụng đất có hiệu quả, khơng những bù đắp được số

tiền sử dụng đất phải nộp mà cịn có lợi nhuận caọ

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp

được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định

(theo Luật đất đai 2003). Chế độ thu tiền sử dụng đất hiện nay được qui định tại

Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ. Theo đó, qui định

nhà nước thu tiền sử dụng đất đối với các trường hợp: được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chuyển từ thuê

đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất; được cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất; đất để xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Nhà nước không thu tiền sử dụng đất đối với đất giao để dùng vào sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc dùng vào lợi ích cơng cộng, an ninh quốc phịng và đất ở thuộc các xã miền núi, hải đảo, vùng định

canh, định cư, vùng kinh tế mới, vì các mục tiêu phát triển kinh tế nông lâm ngư nghiệp, khuyến khích mở rộng định cư ở vùng sâu, vùng xa,... Do đó, tiền sử

dụng đất khơng mang tính chất là tiền mua đất vì các tổ chức, cá nhân được giao

đất chỉ nhận được quyền sử dụng đất và không phải tất cả các trường hợp được

giao đất đều có thu tiền sử dụng đất.

Căn cứ tính tiền sử dụng đất là diện tích đất, đơn giá đất, và mức thu tiền sử dụng đất. Trước đây tiền sử dụng đất được thu theo Nghị định 38/2000/NĐ-CP ngày 23/08/2000 của Chính phủ, theo đó, qui định diện tích tính tiền sử dụng đất là diện tích đất được Nhà nước giao, được phép chuyển mục đích sử dụng, được xét cấp giấy chứng nhận,... và có định hạn mức đất ở. Giá đất được tính theo

tiền sử dụng đất được xác định theo thời điểm bắt đầu sử dụng đất, bao gồm các mức: 0% (đất sử dụng trước 18/12/1980), 20% (đất sử dụng từ sau 18/12/1980), 40% (đất do sang nhượng sau 15/10/1993, do chuyển mục đích sử dụng đất),

100% (đất sử dụng do tự khai phá làm nhà ở, do được tặng, cho, thừa kế,... sau ngày 15/10/1993). Do đó, việc xác định tiền sử dụng đất tương đối phức tạp và

còn nhiều sơ hở trong việc xác định thời gian sử dụng đất và mức thu tiền sử

dụng đất. Việc thu tiền sử dụng đất theo Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày

03/12/2004 đã thể hiện tính đơn giản, thuận lợi hơn trong cách tính, cụ thể như sau: - Diện tích tính thuế khơng qui định hạn mức đất ở.

- Giá đất tính thuế theo qui định tại Luật đất đai 2003: do UBND tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương ban hành trên nguyên tắc phù hợp với giá đất trên thị trường.

- Mức thu tiền sử dụng đất: không thu tiền sử dụng đất trước nếu sử dụng đất trước ngày 15/10/1993, và thu mức 50% nếu đất sử dụng sau 15/10/1993.

- Mức thu tiền sử dụng đất chỉ căn cứ vào thời điểm đất được bắt đầu đưa

vào sử dụng.

Tuy ra đời sau so với các chính sách về tài sản khác, nhưng chính sách thu

tiền sử dụng đất đã tạo nguồn thu chủ yếu trong các chính sách thu về tài sản cho ngân sách nhà nước. Kể từ khi thực hiện việc thu tiền sử dụng đất đối với các tổ chức, cá nhân được giao đất, số thu tiền sử dụng đất tăng lên liên tục qua các

năm, nhất là trong giai đoạn 2005-2007 do việc đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên cả nước, cũng như việc

giao đất cho các tổ chức xây dựng cơng trình. Số thu tiền sử dụng đất như sau:

Bảng 2.1: Số thu tiền sử dụng đất từ năm 2003 đến năm 2007

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Số thu Tỷ lệ (%) 2003 4.031 5,12 2004 7.973 7,62 2005 6.369 5,31 2006 6.845 4,70 2007 16.000 10,03

( Nguồn từ Tổng cục Thống kê - Bộ Tài chính )

Biểu đồ số thu tiền sử dụng đất từ năm 2003 đến năm 2007

0 5.000 10.000 15.000 20.000 1 2 3 4 5 Series1

Số thu tiền sử dụng đất tăng dần do q trình đơ thị hóa có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất ( đất nông nghiệp chuyển sang đất ở, đất chuyên dùng ) và

đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên cả nước

4) Thuế chuyển quyền sử dụng đất

Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất được ban hành ngày 22/6/1994 và được sửa đổi bổ sung vào ngày 21/12/1999; Nghị định số 114-CP ngày 05/9/1994

hướng dẫn thi hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994 và Nghị định số 19/2000/NĐ-CP ngày 08/06/2000 qui định chi tiết thi hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất (năm 1994) và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Đây là loại thuế thu một lần đối với tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất nơng nghiệp, đất ở, đất cơng trình,… khi thực hiện việc

chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho người khác. Căn cứ tính thuế

gồm đơn giá đất, diện tích đất chuyển quyền và thuế suất. Trong đó, giá đất để

tính thuế chuyển quyền sử dụng đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qui định trên cơ sở khung giá đất do Chính phủ ban hành; thuế suất gồm có

hai mức: 2% áp dụng đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và 4% áp dụng đối với các loại đất khác (đất ở, đất xây dựng cơng

trình).

Luật thuế sử dụng đất cũng qui định các đối tượng không thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất như: nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo qui định của pháp luật về đất đai; chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp ly hôn, thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển

quyền sử dụng đất giữa: vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,... anh

chị em ruột với nhau;... Các trường hợp được miễn như chuyển quyền sử dụng đất để định cư ở miền núi, hải đảo; các tổ chức, cá nhân có đất các loại thuộc xã

nông thôn ở miền núi, hải đảo; chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối cho nhau để phù hợp với điều kiện canh tác; người

được Nhà nước phong tặng “bà mẹ Việt Nam anh hùng” chuyển quyền sử dụng đất cho người khác,... Các trường hợp giảm 50% thuế chuyển quyền sử dụng như:

thương binh, thân nhân liệt sĩ, người già neo đơn, người chưa đến tuổi thành

niên,...

(5) Thuế tài nguyên

Pháp lệnh thuế tài nguyên được ban hành ngày 30/03/1990 của Hội đồng

Bộ trưởng và được Quốc hội sửa đổi, bổ sung vào ngày 16/4/1998. Theo đó, thuế tài nguyên thu vào các tổ chức, cá nhân có thực hiện khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên thuộc chủ quyền quốc gia như: khống sản kim loại hoặc khơng kim loại, dầu mỏ, khì đốt, sản phẩm rừng tự nhiên, thuỷ sản tự nhiên, nước thiên nhiên.

Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác, giá tính thuế và thuế suất. Trong đó, sản lượng tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế là trọng lượng hay khối lượng thực tế khai thác; giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị của tài nguyên tại nơi khai thác; thuế suất thuế tài nguyên được qui định tại Nghị định số 68/1999/NĐ-CP ngày 03/9/1998 của

Chính phủ.

Pháp lệnh thuế tài nguyên có qui định miễm giảm đối với các trường hợp như: dự án đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư qui định tại Luật khuyến khích đầu tư trong nước có khai thác tài nguyên (trừ dầu khí) được giảm tối đa 50%

thuế tài nguyên trong 3 năm đầu; tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên bị thiên

tai địch họa; sản phẩm rừng tự nhiên do dân cư trên địa bàn xã có rừng được phép khai thác phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày; nước thiên nhiên dùng vào sản xuất thuỷ điện khơng hịa vào mạng lưới điện quốc gia; đất khai thác để sử dụng vào

các mục đích san lấp, xây dựng cơng trình phục vụ an ninh quốc phòng, đê điều, thuỷ lợi, đường giao thơng, cơng trình mang ý nghĩa nhân đạọ

(6) Tiền thuê đất

Chế độ thu tiền thuê đất hiện nay được qui định tại Nghị định

142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ. Nhà nước cho thuê đất là việc nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử

dụng đất. Tiền thuê đất là khoản thu đối với tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách thuế tài sản ở việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)