Mơ hình 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách thuế tài sản ở việt nam (Trang 53 - 56)

3.2 Quan điểm 2: Đối với thuế tài sản điều chỉnh đối với tài sản nhà nước quản lý

3.2.2 Mơ hình 2

dụng đất, thuế nhà và thuế đăng ký tài sản (thuế trước bạ).

THUẾ NHÀ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT THUẾ ĐĂNG KÝ TS

- Thuế sử dụng đất

Là loại thuế được thu hàng năm với mức động viên thấp, tính bằng tỷ lệ

phần trăm trên trị giá đất tính thuế. Đối tượng bị đánh thuế là quyền sử dụng đất,

đối tượng chịu thuế là những người có nắm giữ quyền sở hữu quyền sủ dụng đất.

Trị giá đất tính thuế về nguyên tắc được xác định theo giá thị trường tại thời điểm tính thuế.

- Thuế nhà

Là loại thuế được thu hàng năm với mức động viên thấp, tính bằng tỷ lệ

phần trăm trên trị giá nhà, vật kiến trúc gắn liền trên đất. Đối tượng bị đánh thuế là nhà cửa, vật kiến trúc, đối tượng chịu thuế là những người có sở hữu nhà, vật kiến trúc gắn liền trên đất. Trị giá tính thuế nhà cửa, vật kiến trúc là tổng trị giá nhà cửa, vật kiến trúc sau khi đã trừ các chi phí mua sắm, xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc hoặc các khoản giảm trừ trước khi tính thuế hoặc là giá do nhà nước qui

định.

- Thuế đăng ký tài sản

Giống như thuế đăng ký tài sản theo quan điểm 1. Là loại thuế được thu

một lần vào những người có nhu cầu đăng ký tài sản để xác nhận tính pháp lý

hoặc những tài sản nhà nước quản lý và bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu tài

sản như tàu thuyền, ôtô, xe máy, súng săn, súng thể thao, nhà xưởng, vật kiến trúc,...(tài sản hữu hình); văn tự, nhãn hiệu thương mại, bằng phát minh sáng chế,...(tài sản vơ hình). Thuế suất có thể cố định hoặc luỹ tiến tuỳ vào mục đích đánh thuế.

Ưu điểm nổi bật của cả 2 mơ hình về thuế tài sản theo quan điểm 2 nêu

trên đó là:

- Cả hai mơ hình đều là những chính sách thuế về tài sản phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong những năm tới, bởi vì: mức thu nhập GDP bình quân đầu người của người Việt Nam còn ở mức thấp, khu vực kinh tế tư nhân đang được nhà nước khuyến khích phát triển, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo về tài sản chưa lớn đến mức phải can thiệp bằng thuế của cải như quan điểm 1.

- Chính sách thuế theo hai mơ hình này đã có thể lý giải được cơ sở khoa học của việc đánh thuế tài sản trên giá trị quyền sử dụng đất; đồng thời cũng lý

vì, chúng ta quản lý đất đai theo sở hữu toàn dân, quyền sử dụng đất là tài sản,

chủ sở hữu tài sản đó đăng ký tài sản của mình sẽ đóng thuế trước bạ và thuế sử dụng đất hàng năm.

Qua các quan điểm về thuế tài sản nêu trên, chúng ta nhận thấy rằng: việc xây dựng thuế tài sản ở nước ta theo mơ hình thứ hai của quan điểm hai sẽ phù

hợp và có tính thực tiễn hơn. Bởi vì :

* Quan điểm 1 với năm hình thức đánh thuế tài sản là thuế của cải trên giá trị tài sản ròng, thuế đất, thuế nhà, thuế trước bạ, thuế thừa kế – quà tặng; chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam trong những năm tới bởi vì những lý do sau:

+ Thứ nhất: Ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý; các tổ chức, các nhân chỉ được nhà nước giao quyền sử dụng đất ổn định, lâu dàị Do đó, hình thức thuế đất đánh vào chủ sở hữu đất khơng thích hợp với thực tiễn tại Việt Nam; nếu đánh thuế vào chủ sở hữu đất thì khơng khác gì việc nhà nước tự đánh thuế vào chính mình.

+ Thứ hai: hình thức thuế của cải chỉ thích hợp trong điều kiện xã hội có mức thu nhập GDP bình qn đầu người cao, khu vực kinh tế tư nhân phát triển, tài sản có sự tập trung quá mức vào một nhóm người giàu có dẫn đến khoảng

cách chênh lệch giàu nghèo lớn. Vì vậy, để đảm bảo cơng bằng xã hội và ổn định nền kinh tế, cần thiết phải điều chỉnh khoảng cách chênh lệch đó bằng hình thức thuế của cảị Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay và kể cả trong những năm tới, khu vực kinh tế tư nhân vẫn cịn đang được khuyến khích phát triển để tạo ra tổng sản lượng kinh tế quốc dân, cần được hỗ trợ của nhà nước; hơn nữa, mức độ chênh lệch về tài sản giữa các tầng lớp dân cư tuy có chênh lệch nhưng chưa ở mức cao

đến nỗi phải điều chỉnh chênh lệch này bằng việc đánh thuế của cảị Mức thu

nhập GDP bình qn đầu người cịn rất thấp so với các nước trong khu vực cũng như các nước phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta đang thực hiện chủ trương

khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát huy nội lực nền kinh tế để

xây dựng đất nước trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, cần sự phát triển

và đóng góp của tất cả các thành phần kinh tế; do đó, nếu đánh thuế vào một số

nhóm người giàu có (trong đó bao gồm cả giới kinh doanh) sẽ hạn chế về việc khuyến khích các thành phần kinh tế này tham gia vào sự phát triển của đất nước.

+ Thứ ba: khi xây dựng chính sách thuế tài sản theo quan điểm này, chúng ta sẽ phải sửa đổi hầu hết các chính sách thuế hiện hành như: xác định giá trị của cải của các tầng lớp dân cư, xác định lại quuyền sở hữu về đất đai (toàn dân do

nhà nước quản lý hay tư nhân), ban hành luật quản lý tài sản,...nên không thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, về mặt tâm lý người nộp dễ gây ngộ nhận là sau nhiều năm thực hiện đổi mới, mức sống người dân mới vừa khá lên thì nhà nước đã ban hành các loại thuế mới để điều chỉnh thêm vào thu nhập và tài sản của người dân.

* Quan điểm thứ hai đưa ra hai mơ hình khi xây dựng thuế tài sản: Mơ hình 1 bao gồm các loại thuế nhà- đất, thuế đăng ký tài sản và thuế thừa kế - q tặng; mơ hình 2 bao gồm các loại thuế sử dụng đất, thuế nhà và thuế đăng ký tài sản.

Nếu so sánh hai mơ hình này với nhau thì ta thấy rằng mơ hình 1 có nhược

điểm là có tính khả thi thấp do gây tác động không tốt đến tâm lý người nộp thuế, động chạm đến nhiều chính sách thuế hiện hành. Cụ thể: việc ban hành thuế nhà- đất đòi hỏi phải bãi bỏ Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Pháp lệnh thuế nhà đất hiện hành để xây dựng một luật thuế chung, trong đó điều chỉnh cả đất và

nhà; việc ban hành thuế thừa kế- quà tặng đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu doanh doanh nghiệp, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (Luật thuế thu nhập cá nhân) và lệ phí trước bạ hiện hành.

Do đó căn cứ vao tình hình thực tiễn ở Việt Nam việc xây dựng thuế tài

sản ở nước ta theo mơ hình thứ hai của quan điểm hai sẽ phù hợp và có tính

thực tiễn hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách thuế tài sản ở việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)