Nội dung chủ yếu của Luật thuế đăng ký tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách thuế tài sản ở việt nam (Trang 58 - 60)

3.3. Các giải pháp xây dựng thuế tài sản ở Việt Nam

3.3.1.2 Nội dung chủ yếu của Luật thuế đăng ký tài sản

Thuế đăng ký tài sản xây dựng trên quan điểm kế thừa và phát triển tính

chất của lệ phí trước bạ, tuy nhiên có một số nội dung đổi mới như :

- Mở rộng đối tượng đánh thuế : Danh mục tài sản bị đánh thuế tài sản hiện hàng là: phương tiện vận tải (tàu thuyền, ôtô,...), các loại súng (súng săn, súng thể thao,...), đất đai, vật kiến trúc gắn liền với đất. Mở rộng thêm : vốn kinh doanh

( thay thế thuế môn bài) bản quyền, bằng sáng chế các lọai tài sản vơ hình khác. - Thuế suất không cố định mà tùy thuộc vào :

+ Chủ sở hữu tài sản + Địa bàn sử dụng tài sản

+ Nguồn gốc hình thành tài sản : những tài sản hình thành khơng bằng sức lao động tạo ra sẽ đánh thuế rất caọ

Nội dung chủ yếu của Luật thuế đăng ký tài sản:

- Đối tượng bị đánh thuế tài sản: Đó là các loại tài sản nhà nước cần và có

thể quản lý, Nhà nước nên có danh mục các loại tài sản cần và có thể quản lý, bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân phải đăng ký quyền sở hữu tài sản nàỵ Danh mục tài sản bị đánh thuế tài sản có thể là: phương tiện vận tải (tàu thuyền, ôtô,...), các loại súng (súng săn, thể thao), đất đai, vật kiến trúc gắn liền với đất, vốn kinh doanh...

Đối với nhà, vật kiến trúc gắn liền trên đất được xem là tài sản lớn của đại đa số người dân, thể hiện mức độ giàu có của chủ sở hữu và có đặc tính là cố định, gắn liền với đất, nhà nước dễ quản lý nên cần có cách đối xử khác về thuế đối với loại tài sản này, ngoài việc nộp thuế đăng ký tài sản khi chủ sở hữu đăng

ký quyền sở hữu còn phải nộp thuế nhà hàng năm, thuế nhà sẽ đánh vào nhà cửa, vật kiến trúc.

Đối với đất đai, do chế độ sở hữu toàn dân, các tổ chức, cá nhân chỉ được

nhà nước cấp quyền sử dụng đất. Do đó, quyền sử dụng đất trở thành một tài sản quan trọng của tổ chức, cá nhân đó và khi họ đăng ký quyền sử dụng đất phải nộp thuế đăng ký tài sản.

Đối với bản quyền, bằng sáng chế ... là những tài sản vơ hình có giá trị lớn

nhà nước cần phải quản lý để bảo hộ quyền của tác giả . Do đó, quyền sử dụng bằng phát minh, sánh chế trở thành một tài sản của tổ chức, cá nhân đó và khi họ

đăng ký để được bảo hộ phải nộp thuế đăng ký tài sản.

Đối với vốn kinh doanh, là tài sản sử dụng trong kinh doanh dưới hình

thức luân chuyển tiền tệ. Hiện nay, vốn kinh doanh đang chịu sự điều chỉnh của

thuế môn bài (Pháp lệnh thuế môn bài), thu hàng năm căn cứ vào vốn kinh doanh, số tiền thu tuỳ thuộc vào vốn kinh doanh nhiều hay ít (đối với doanh nghiệp). Do đó, nếu thuế đăng ký tài sản là vốn kinh doanh có thể thay thế cho

thuế môn bài hiện naỵ

- Tài sản không thuộc diện chịu thuế đăng ký tài sản: được xác lập căn cứ

vào tính chất, mục đích của việc sử dụng tài sản; chủ thể sở hữu, sử dụng tài sản và đặt trong mối quan hệ với các chính sách kinh tế xã hội khác. Trước mắt, có thể qui định các tài sản khơng thuộc diện chịu thuế là các tài sản phục vụ an ninh quốc phịng, các mục đích cơng cộng, nghiên cứu khoa học, tài sản chia tách, sáp nhập,...

- Đối tượng nộp thuế cũng chính là đối tượng chịu thuế, là những tổ chức,

cá nhân có các tài sản nằm trong danh mục bị đánh thuế đăng ký tài sản. - Căn cứ tính thuế: Bao gồm giá tính thuế và thuế suất.

+ Giá tính thuế: là giá trị thực tế của tài sản ghi tại các chứng từ pháp lý có liên quan đến hoạt động xây dựng, mua sắm, chuyển nhượng tài sản (hợp đồng

mua sắm, hố đơn,...) Đây chính là giá thị trường tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.. Trong một số trường hợp như tài sản được biếu tặng, thừa kế,... khơng có các chứng từ xác định giá thị trường thì có thể lấy giá của tài sản tương đương hoặc giá ấn định của cơ quan thuế, nếu là đất đai thì giá tính thuế là giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố vào đầu mỗi năm .

+ Thuế suất: Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại tài sản, chủ sở hữu tài sản, địa bàn sử dụng tài sản mà nhà nước qui định một tỷ lệ phần trăm (%) tương

chính sách xã hội khác của nhà nước. Do đó, có thể qui định thuế suất cao đối với những tài sản chỉ chịu thuế một lần hoặc tài sản đó là của các tổ chức, cá nhân ở các đô thị lớn; đối với các tài sản như đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc có giá trị lớn, riêng đối với nhà cịn phải nộp thêm thuế nhà hàng năm cho nên áp dụng thuế

suất thấp.

Hướng xây dựng thuế đăng ký tài sản là mở rộng diện tài sản phải chịu

thuế, góp phần tạo lập sự cơng bằng xã hội giữa các tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, sử dụng tài sản. Do đó, “thuế suất thuế tài sản có thể phân biệt giữa loại tài sản do thu nhập chính đáng từ sức lao động và từ các nguồn khác, những tài sản

được thừa hưởng từ nguồn không bằng sức lao động tạo ra như cho tặng, thừa kế

sẽ phải chịu thuế suất cao, có thể là rất cao (như một số nước thuế đăng ký tài sản thừa kế, cho tặng thậm chí đến 70%-80%)” .

Các vấn đề liên quan đến việc thu, nộp thuế đăng ký tài sản như qui định

về kê khai, đăng ký, nộp thuế, xử lý vi phạm, khen thưởng, khiếu nại, thời hiệu, tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành được qui định phù hợp với tình hình thực tế về đăng ký và quản lý tài sản hiện hành và đảm bảo đồng bộ với các sắc

thuế khác trong hệ thống chính sách thuế hiện hành. Ngồi ra, thuế đăng ký tài

sản nên thu hẹp các trường hợp miễn, giảm, tránh lồng ghép quá nhiều chính sách xã hội vào chính sách thuế.

Hạn chế của sắc thuế này là mới chỉ đánh thuế được một lần khi đăng ký

tài sản (trừ đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc) và đã đồng hoá phương thức đánh thuế

đối với các tài sản chịu thuế. Các tài sản này có vị trí, tính chất khác nhau đối với đời sống, thu nhập của người dân nên khi áp dụng sắc thuế này, ngoài việc phân

biệt thuế suất theo từng loại tài sản cần xây dựng và hoàn thiện các sắc thuế khác liên quan để đảm bảo tính đồng bộ, hợp lý của hệ thống thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách thuế tài sản ở việt nam (Trang 58 - 60)