Một số điều kiện để áp dụng thành công hệ thống thuế tài sản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách thuế tài sản ở việt nam (Trang 67 - 69)

Việt Nam

Hệ thống thuế tài sản nằm trong mối quan hệ với các loại thuế khác trong toàn bộ hệ thống thuế ở nước ta, là loại thuế ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống

mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, khi thực hiện hệ thống thuế tài sản phải giải quyết

đồng bộ các điều kiện chủ yếu để có thể bảo đảm triển khai hệ thống thuế tài sản

một cách thuận lợi, đó là:

3.4.1 Giải pháp về vấn đề định giá tài sản

Pháp lệnh giá số 40/2002/PL- UBTVQH10 ngày 25/12/2002, Nhà nước

định giá tài sản, hàng hóa dịch vụ căn cứ vào chi phí sản xuất, lưu thơng, quan hệ

cung cầu ; sức mua của đồng tiền Việt Nam, giá thị trường trong nước và thế giới và chính sách phát triển kinh tế trong từng thời kỳ.

Thẩm quyền định giá : Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định giá những tài sản có tác động đến phát triển kinh tế xã hội của cả nước; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ định giá những tài sản có tác động đến phát triển kinh tế xã hội của ngành mình; Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố định giá những tài sản có tác

động đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Chính phủ cho phép thành lập doanh nghiệp thẩm định giá theo yêu cầu

của tổ chức và cá nhân có u cầu thẩm định giá phục vụ cơng tác quản lý.

Doanh nghiệp thẩm định giá được tổ chức theo hình thức doanh nghiệp nhà nước, cơng ty hợp danh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngịaị ( điều 16 Nghị

định số : 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của Pháp lệnh giá ).

Ngịai ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày

03/08/2005 về thẩm định giá tài sản. Kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp

thẩm định giá được sử dụng :

- Là một trong những căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chi từ ngân sách nhà nước, tính thuế , xác định giá trị tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng ...

- Để tư vấn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đaị

- Là cơ sở cho tổ chức cá nhân có nhu cầu thẩm định giá sử dụng kết quả

theo từng mục đích.

Hiện nay các địa phương đều có tổ chức thẩm định giá như : Trung tâm

thông tin và thẩm định giá Miền Nam thuộc Bộ Tài chính đặt chi nhánh hầu hết các tỉnh, thành phố.

Đây là điều kiện thuận lợi để định giá tài sản phục vụ cho cơng tác tính

thuế khi có yêu cầụ

3.4.2 Một số điều kiện khác

- Nhanh chóng hồn thiện việc đo đạc, lập bản đồ và hồ sơ địa chính, cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên cơ sở đó, thực hiện phân loại đất theo các mục đích sử dụng đất khác nhaụ

- Xây dựng các văn bản pháp quy nhằm xác định rõ những tài sản thuộc

đối tượng nhà nước phải quản lý để đưa những đối tượng tài sản này vào đối

tượng chịu sự điều chỉnh của Luật thuế tài sản.

- Ứng dụng công nghệ thông tin để cập nhật và theo dõi những biến động về tình hình sử dụng những tài sản mà nhà nước cần phải quản lý. Hiện đại hoá quản lý thuế tài sản theo phương thức quản lý thu thuế tài sản trên mạng vi tính thống nhất cả nước bằng cách cấp mã số của thửa đất, lô đất theo bản đồ địa

chính cho từng tổ chức, cá nhân sử dụng đất để quản lý tổng diện tích đất tính

thuế của cả nước, từng địa phương, từng chủ sử dụng đất, theo dõi tình hình biến

động của từng thửa đất (thay đổi chủ sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất,…).

- Thiết lập hệ thống chứng từ hợp pháp về những tài sản nhà nước cần quản lý và có qui định chế tài phù hợp. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu và quản lý thuế tài sản từ các cơ quan quản lý về thu thuế tài sản (Chi cục thuế, Cục thuế, Tổng cục thuế) theo yêu cầu, biểu mẫu thống nhất.

- Phân định rõ trách nhiệm cho các cấp chính quyền trong việc quản lý các tài sản thuộc diện nhà nước quản lý. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế tài sản theo hướng việc trực tiếp hành thu phân cấp hết cho các chi cục, ở Cục thuế và Tổng cục thuế có bộ phận chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý và tổng hợp báo cáo

thu thuế.

- Văn bản Luật thuế tài sản cần được ban hành đồng bộ với các Nghị định, Thông tư qui định và hướng dẫn thi hành cụ thể theo những quan điểm nhất quán, gắn chính sách thuế với các qui định pháp lý về quản lý tài sản.

- Hạn chế việc lồng ghép chính sách xã hội vào trong chính sách thuế để đảm bảo sự đơn giản trong chính sách thuế.

- Thực hiện việc đào tạo cán bộ công chức thuế thành thạo về chun mơn, nghiệp vụ, qui trình quản lý thu thuế tài sản. Cải tiến thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, đặc biệt là bồi dưỡng đạo đức, phong cách làm việc lịch sự, chu

đáo, tận tình với người nộp thuế (vì đây là những người trực tiếp tiếp xúc thường

xuyên với đối tượng nộp thuế), đồng thời phải có qui chế xử lý nghiêm minh với cán bộ thuế có hành vi vi phạm đạo đức cán bộ thuế.

- Mở rộng và đa dạng hố các hình thức tuyên truyền để nâng cao trình độ hiểu biết về chính sách thuế của đông đảo các tầng lớp dân cư, qua đó làm cho mọi người thấy rõ trách nhiệm, tự giác làm tốt nghĩa vụ thuế tài sản.

- Tăng cường cơ sở vật chất đối với bộ phận tổ chức thu thuế tài sản tại cơ quan thu thuế. Văn phòng giao dịch nơi trực tiếp thu thuế phải đảm bảo khang

trang, có đủ phương tiện, trang thiết bị đảm bảo cho cán bộ thuế làm việc giao

dịch với người nộp thuế văn minh, lịch sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách thuế tài sản ở việt nam (Trang 67 - 69)