Nội dung chủ yếu của Luật thuế sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách thuế tài sản ở việt nam (Trang 61 - 64)

3.3. Các giải pháp xây dựng thuế tài sản ở Việt Nam

3.3.2.2 Nội dung chủ yếu của Luật thuế sử dụng đất

- Đối tượng bị đánh thuế sử dụng đất đó chính là đất đai được sử dụng vào

mục đích sản xuất nơng nghiệp, đất ở, đất xây dựng cơng trình, đát phục vụ sản

xuất kinh doanh và các mục đích khác.

- Đối tượng chịu thuế sử dụng đất cũng chính là đối tượng nộp thuế, là

những tổ chức, cá nhân đang thực tế sử dụng đất vào các mục đích khác nhau

(sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, ở, xây dựng

cơng trình, knh doanh,…), khơng phân biệt tổ chức, cá nhân đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưạ

+ Căn cứ tính thuế: bao gồm diện tích đất sử dụng, giá đất tính thuế và thuế suất.

- Diện tích đất sử dụng: là tồn bộ diện tích mà tổ chức, cá nhân được nhà nước giao quyền sử dụng đất (được ghi trong sổ địa chính hoặc giấy chứng nhận

hoặc quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Nếu người sử

dụng đất chưa có giấy chứng nhận thì căn cứ vào tình hình thực tế tổ chức, cá

nhân đang sử dụng đất hoặc theo kê khai của tổ chức, cá nhân có xác nhận của

chính quyền địa phương nơi có đất sử dụng.

- Giá đất tính thuế: Được xác định theo những qui định tại các Điều 55, 56

Luật đất đai 2003 và Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính

do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qui định được công bố công

khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm, dựa theo khung giá các loại đất ban hành kèm theo Nghị định 123/2007/NĐ-CP và hệ số do Nhà nước qui định, phù hợp

với giá trị sử dụng hoặc giá trị sinh lợi của từng loại đất nhưng phải theo nguyên tắc của thị trường. Việc định giá đất phải theo nguyên tắc tại Điều 56 Luật đất đai 2003 như sau:

Sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong

điều kiện bình thường, khi có chệnh lệch lớn so với giá chuyển nhượng sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp; các thửa đất liền kề

nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo qui hoạch thì mức giá

như nhau; đất ở khu vực giáp ranh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có

điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại,

cùng mục đích theo qui hoạch thì mức giá như nhau (điểm a, b, c khoản 1 Điều 56 Luật đất đai 2003).

- Thuế suất: Việc xây dựng thuế suất luôn dựa trên hai cơ sở là: Mục tiêu, nhu cầu động viên - cần chi tiêu bao nhiêu cho nhu cầu quản lý sử dụng đất; giá trị của đất (là giá đất). Việc xây dựng có thể được áp dụng theo công thức:

Thuế suất = Tổng nhu cầu động viên: Tổng giá đất.

+ Tổng nhu cầu động viên: mục tiêu động viên của nhà nước ta hiện nay là giảm thuế sử dụng đất nơng nghiệp. Trong khi đó, đối với đất ở và đất phi nông nghiệp lại cần phải tăng lên để bù lại phần giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và

để giữ cân đối về tổng mức hiện naỵ

+ Tổng giá đất: Việc xác định tổng giá trị đất của cả nước là việc còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Tuy vậy, khi giá đất được thực hiện tốt theo Luật đất

đai 2003, nghĩa là giá đất được công bố vào ngày đầu mỗi năm và phù hợp với

giá đất thị trường thì tổng giá trị đất đai làm căn cứ tính thuế sẽ được xác định

tương đối là hợp lý.

Về thuế suất: Việc xây dựng thuế suất phù hợp cũng cần tính đến tính khả thi của chế độ thu thuế, đó là mức độ nộp phải “vừa sức”. Do đó, thuế suất nên được xây dựng ở mức thấp. Về nguyên tắc, ổn định mức động viên về thuế sử

dụng đất nơng nghiệp và có mức động viên phù hợp đối với đất ở, đất xây dựng

nông nghiệp và đất ở, đất kinh doanh, đất xây dựng. Do đó, thuế suất nên được

phân biệt theo mục đích sử dụng đất, thuế suất thuế sử dụng đất kinh doanh, dịch vụ phải cao hơn thuế suất đất ở, đất ở và thuế suất đất ở thì phải cao hơn thuế suất

đất sử dụng vào sản xuất nơng nghiệp… Ngồi ra, thuế suất cịn có thể qui định

theo luỹ tiến từng phần được áp dụng đối với đất ở của hộ gia đình, cá nhân. Giá trị khởi điểm tính thuế theo thuế suất này là mức giá trị trung bình của một thửa

đất có diện tích bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương. UBND cấp tỉnh qui định

cụ thể hạn mức giao đất ở tại địa phương theo qui định của Luật đất đai và tình

hình thực tế ở địa phương để là cơ sở xác định giá trị khởi điểm tính thuế.

Trong trường hợp đất đã có đủ các điều kiện để đưa vào sử dụng theo mục

đích qui định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sản xuất nơng nghiệp, lâm

nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng nhà ở hoặc cơng trình…) mà người sử dụng đất khơng sử dụng, để đất hoang hố thì áp dụng thuế bổ sung đánh vào

diện tích đất bỏ trống bằng 2- 5 lần mức thuế cơ bản của khu đất đó theo cách

tính thuế thơng thường để nhằm khuyến khích sử dụng đất đúng mục đích và tiết kiệm, có hiệu quả.

Áp dụng qui định này sẽ khắc phục đựơc những tồn tại của chính sách thuế hiện nay là:

- Khắc phục sự bất hợp lý trong sự động viên thuế đối với đất sử dụng vào các mục đích khác nhau;

- Giúp nhà nước kiểm soát được quỹ đất quốc gia;

- Việc đánh thuế theo thuế suất luỹ tiến đối với đất ở sẽ góp phần hạn chế việc đầu cơ, nắm giữ đất đai trái pháp luật do càng sử dụng nhiều đất, đất có giá trị cao thì càng phải chịu mức thuế suất cao;

- Việc áp dụng thuế bổ sung đối với các khu đất đã có đủ điều kiện để đưa vào sử dụng nhưng người sử dụng đất vẫn cịn bỏ hoang sẽ góp phần hạn chế đầu cơ đất đai, khuyến khích việc sử dụng đất một cách tiết kiệm, có hiệu quả.

- Các qui định về miễn giảm thuế có thể kế thừa có cải tiến một số chế độ miễn, giảm thuế hiện hành theo hướng mở rộng diện miễn đối với các hộ nơng

dân nghèo đói, có khó khăn trong sản xuất và đời sống, phục vụ tốt hơn chính sách xố đói giảm nghèo và khuyến khích phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách thuế tài sản ở việt nam (Trang 61 - 64)