Qua thực trạng và nhận xét về thuế tài sản ở Việt Nam vừa đề cập ở phần trên, chúng ta thấy những tồn tại chủ yếu của các sắc thuế này như sau:
+ Thứ nhất, nguồn thu từ các loại thuế có liên quan đến tài sản chỉ chiếm một tỷ trọng thấp so với tổng số thu ngân sách nhà nước và cũng chưa thật sự giữ một vị trí quan trọng trong ngân sách địa phương như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, đó cũng là một điểm khác biệt về chính sách thuế tài sản nước ta so với các nước khác trên thế giớị
+ Thứ hai, chúng ta có quá nhiều các sắc thuế liên quan đến tài sản, trong
đó có sự nhầm lẫn giữa các sắc thuế mang tính chất là thuế tài sản và các sắc thuế
khơng mang tính chất là thuế tài sản. Điều này dễ tạo tâm lý đối với người nộp
thuế là khi phát sinh các vấn đề liên quan đến tài sản (như đăng ký, chuyển
nhượng,…) họ phải cùng lúc chịu nhiều loại thuế tài sản: lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất.
+ Thứ ba, căn cứ tính thuế gồm nhiều yếu tố phức tạp và bất hợp lý như thuế sử dụng đất nông nhgiệp, thuế nhà đất. Điều này vừa gây khó khăn cho cơng tác tính và thu thuế, vừa dễ gây tiêu cực cho người thực hiện, tạo tâm lý không yên tâm cho người nộp thuế.
+ Thứ tư, trong hầu hết các sắc thuế tài sản đều qui định nhiều chế độ miễn giảm thuế, khiến chính sách thuế trở nên phức tạp và khó giải thích đối với người nộp thuế (lồng ghép nhiều chính sách xã hội vào chính sách thuế).
+ Cuối cùng, các văn bản qui định, hướng dẫn thực hiện các loại thuế này
được ban hành quá nhiều nhưng không cụ thể, đôi khi nội dung chồng chéo nhau
và thiếu sự nhất quán giữa các cơ quan ban hành, khiến việc triển khai thực hiện thiếu đồng bộ ở những cơ quan thuế.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trong các chính sách thuế về tài sản ở nước ta có thể thấy như sau:
- Quan điểm về các sắc thuế mang tính chất là thuế tài sản ớ nước ta chưa
thật sự rõ ràng.
- Hệ thống luật pháp về tài sản của nước ta cịn chưa thật sự hồn chỉnh. Luật đất đai 2003 qua hơn 2 năm thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc. Luật nhà ở
đang được chúng ta xây dựng vẫn cịn nhiều điểm cịn tranh cãi từ phía các nhà
làm luật và quần chúng nhân dân.
- Công tác quản lý của nhà nước về tài sản còn chồng chéo giữa các cơ quan chức năng, thủ tục hành chính chưa thật sự giảm bớt phiền hà cho các tổ chức, cá nhân muốn đăng ký tài sản, chuyển nhượng tài sản,… nhất là trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận.