(Đơn vị tính:%)
(Nguồn: tính tốn của tác giả dựa vào số liệu điều tra)
Số liệu tính tốn cho thấy, có 16% hộ gia đình khơng có người phụ thuộc ở nhóm kiểm sốt và 11% hộ gia đình khơng có người phụ thuộc ở nhóm xử lý. Đối với tiêu chí số người phụ thuộc từ 1-2 người thì tỷ lệ người phụ thuộc ở nhóm xử lý lại cao hơn nhóm kiểm sốt (54% so với 47%). Trong tiêu chí số người phụ thuộc từ 3-4 người, hầu như khơng có sự khác biệt giữa hai nhóm xử lý và kiểm soát. Tuy nhiên ở nhóm tiêu chí cuối cùng (số người phụ thuộc >= 5 người) ở nhóm kiểm sốt có tỷ lệ cao hơn so với nhóm xử lý (5% so với 3%).
7 Trong nghiên cứu này, hình thái gia đình chỉ gồm có bố, mẹ và con cái được coi là gia đình hạt nhân. Các hộ
Về mặt ý nghĩa thống kê, sự khác biệt này hầu như không đáng kể. Tuy nhiên đứng về mặt mơ hình hồi quy, việc đưa biến người phụ thuộc vào mơ hình là cần thiết để đảm bảo kết quả ước lượng sát hơn so với thực tế, đồng thời giúp tách được tác động của yếu tố khác ngồi biến số chính (có sử dụng điện) mà nghiên cứu đang hướng tới.
3.4 Trình độ học vấn
3.4.1 Trình độ học vấn chủ hộ
Năm 2002, đối với mức học vấn thấp (mù chữ và cấp 1) nhóm kiểm sốt có tỷ lệ cao hơn nhiều so với nhóm xử lý (25% so với 8% đối với trình độ mù chữ; 45% so với 37% ở trình độ cấp 1). Tuy nhiên ở nhóm trình độ học vấn của chủ hộ cấp 2 và cấp 3 thì nhóm xử lý lại có tỷ lệ cao hơn (46% so với 27% ở trình độ cấp 2 và 9% so với 3% ở nhóm trình độ học vấn cấp 3).
Hình 3.4.1 Học vấn chủ hộ*Nhóm
(Đơn vị tính:%)
(Nguồn: tính tốn của tác giả dựa vào số liệu điều tra)
Vào năm 2005 có sự thay đổi trong trình độ học vấn của chủ hộ. Tỷ lệ mù chữ của chủ hộ ở nhóm kiểm sốt tăng cao hơn nhiều so với tỷ lệ mù chữ của chủ hộ ở nhóm xử lý và tăng hơn so với năm 2002 (31% và 09% năm 2005 so với 25% và 8% năm 2002). Điều này là do tình trạng một số chủ hộ bị tái mù.
Các con số thống kê trên cho chúng ta thấy dường như có một mối liên hệ giữa tỷ lệ tái mù chữ và tình trạng có điện của các hộ gia đình. Rõ ràng, trong các hộ
gia đình thuộc nhóm xử lý, các thành viên trong hộ nói chung cũng như chủ hộ khơng những có điều kiện tránh được tình trạng tái mù chữ mà cịn có điều kiện nâng cao tỷ lệ học vấn của mình. Trong khi đó, ở các hộ gia đình thuộc nhóm kiểm sốt, tỷ lệ tái mù gia tăng theo thời gian (tỷ lệ mù chữ năm 2002 chỉ là 25% thì sang năm 2005 tăng lên 31%). Xét tiêu chí học vấn cấp 1, ở nhóm xử lý, tỷ lệ chủ hộ có trình độ học vấn cấp 1 có sự giảm so đáng kể so với năm 2002 (37% vào năm 2005 và 45% vào năm 2002), trong khi ở nhóm kiểm sốt, tỷ lệ này là như nhau ở cả hai năm ( 37%) - tức là khơng có sự cải thiện nào.
Năm 2005 cũng đánh dấu sự tăng lên đối với tiêu chí trình độ học vấn cấp 2 của các hộ gia đình thuộc nhóm kiểm sốt (27% năm 2002 tăng lên 30% vào năm 2005) và sự giảm của nhóm xử lý (46% năm 2002 giảm xuống còn 45% năm 2005). Mặc dù mức giảm này không đáng kể nhưng điều này cũng đồng nghĩa với một thực tế là trong các hộ gia đình có sử dụng điện, các thành viên trong hộ ln có điều kiện tốt hơn để cải thiện tình trạng học vấn của mình trong khi ở các hộ không sử dụng điện đã xảy ra hiện tượng ngược lại. Ở trình độ học vấn cấp 3 thì tỷ lệ này hầu như không đổi so với năm 2002 cho cả hai nhóm kiểm sốt và xử lý.
Như vậy khi so sánh trình độ học vấn của hai nhóm qua hai thời điểm khác nhau ta thấy tỷ lệ số người có trình độ học vấn cao hơn nghiêng về nhóm xử lý trong khi đó đối với nhóm kiểm sốt thì ngược lại (tỷ lệ người có trình độ học vấn thấp cao hơn nhóm xử lý). Chắc chắn đây cũng là một trong số nguyên nhân ảnh hưởng tới thu nhập của hộ gia đình mà ta cần đưa vào mơ hình hồi quy.
3.4.2 Trình độ học vấn cao nhất trong gia đình
Cùng xét tiêu chí học vấn nhưng ở đây tác giả lại quan tâm tới trình độ học vấn cao nhất trong gia đình trên cơ sở cho rằng người có trình độ cao nhất trong gia đình cũng có tác động quan trọng đến tổng thu nhập của gia đình và do đó sẽ ảnh hưởng đến thu nhập tính theo bình quân đầu người của hộ gia đình.
Kết quả cho thấy, vào năm 2002, ở tiêu chí mù chữ, tỷ lệ này ở hai nhóm là gần bằng nhau (0,4% và 0,6%). Ở trình độ học vấn cấp 1 thì nhóm kiểm sốt cao hơn so với nhóm xử lý (47% và 24%). Tuy nhiên ở trình độ học vấn cấp 2 và cấp 3 thì tỷ lệ này cao hơn ở nhóm xử lý. Kết quả trên cũng khá tương quan với tỷ lệ học vấn của chủ hộ ở hai nhóm như đã phân tích ở trên. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê và nếu như khơng có ngoại lệ, theo nhận định ban đầu, trình độ học vấn chủ hộ và
trình độ học vấn cao nhất của gia đình, một hoặc cả hai yếu tố trên sẽ taọ ra sự khác biệt trong thu nhập giữa hai nhóm nghiên cứu.
Hình 3.4.2 Trình độ học vấn cao nhất năm 2002 và 2005
(Đơn vị tính:%)
(Nguồn: tính tốn của tác giả dựa vào số liệu điều tra)
Nhìn bảng so sánh trên chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, qua thời gian, nhóm xử lý vẫn có sự cải thiện trình độ học vấn tốt hơn so với nhóm kiểm sốt. Điều này thể hiện rõ nhất ở nhóm trình độ học vấn cấp 3+ . Nếu như tỷ lệ này tăng chỉ 3% từ năm 2002 đến 2005 ở nhóm kiểm sốt (12% so với 15%) thì ở nhóm xử lý, tỷ lệ này tăng lên đến 11% (24% so với 35%). Ở tiêu chí học vấn cấp hai thì nhóm kiểm sốt cũng có sự gia tăng (52% so với 42%) và giảm đi ở nhóm xử lý (52% giảm xuống 48%). Và sự giảm này thể hiện ở cả hai nhóm đối với tiêu chí trình độ học vấn cấp 1(41% so với 28% của nhóm kiểm sốt và 23% so với 14% của nhóm xử lý). Tương tự với tiêu chí mù chữ.
Như vậy có thể thấy, theo thời gian, trình độ học vấn cao nhất trong gia đình ở cả hai nhóm đều có sự cải thiện theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên sự gia tăng mạnh hơn vẫn thuộc về nhóm xử lý. Chính sự khác biệt rõ nét trong trình độ học vấn của hai nhóm ở cả hai tiêu chí trình độ học vấn chủ hộ và trình độ học vấn cao nhất
trong hộ cho thấy cần có sự xem xét kỹ hơn trong mối quan hệ giữa tình trạng sử dụng điện của các hộ gia đình và thu nhập bình quân đầu người. Kết quả của mơ hình hồi quy sẽ lý giải rõ hơn điều này.
3.5 Tuổi của chủ hộ
Thông tin về tuổi của chủ hộ được hỏi đối với cả hai nhóm xử lý và kiểm sốt. Như đã phân tích ở trên, thơng thường ở một mức độ nào đó, tuổi của chủ hộ cũng có tác động tích cực đến thu nhập của gia đình với giả định cho rằng, kinh nghiệm sẽ góp phần làm tăng mức thu nhập của gia đình, đặc biệt trong tình trạng hầu hết các hộ gia đình đều làm nơng nghiệp - một lĩnh vực cần nhiều kinh nghiệm.
Song ở một khía cạnh khác, tuổi tác càng cao lại là yếu tố bất lợi đến thu nhập do sản xuất nông nghiệp cần nhiều sức lao động. Do đó thật khó mà biết trước được mức độ tác động về mặt tuổi tác của chủ hộ sẽ là tác động cùng chiều hay ngược chiều, hay là khơng có ý nghĩa với biến thu nhập trong trường hợp của nghiên cứu này.
Kết quả thống kê cho thấy tuổi trung bình của chủ hộ (thường là nam giới) giữa hai nhóm khơng có nhiều khác biệt (40,22 tuổi đối với nhóm xử lý và 41,29 tuổi đối với nhóm kiểm sốt). Đối với tuổi của vợ/chồng chủ hộ, sự chênh lệch cũng là khơng đáng kể (tuổi trung bình là 36,73 và 36,8 tuổi).
Tuy nhiên khi xét trong từng độ tuổi thì có sự khác biệt. Ở nhóm tuổi trẻ nhất (20-29) sự khác biệt khơng lớn giữa hai nhóm (14% và 15%). Sự khác biệt lớn nhất thể hiện ở hai nhóm tuổi 30-39 và 40-49. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là hai nhóm tuổi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu độ tuổi của đối tượng nghiên cứu. Trong nhóm tuổi 30-39, tỷ lệ này ở nhóm xử lý là 34% trong khi đó ở nhóm kiểm sốt, chỉ có 29%. Ngược lại, ở nhóm tuổi 40-49 thì nhóm kiểm sốt có tỷ lệ cao hơn nhóm xử lý (35% so với 31%). Trong hai nhóm tuổi cịn lại là 50-59 và trên 60 thì sự khác biệt khơng đáng kể.
Mặc dù có sự khác biệt trong nhóm tuổi của hai nhóm nghiên cứu, nhưng sự khác biệt này khơng rõ ràng và khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo dự đốn thì biến số độ tuổi có nhiều khả năng không ảnh hưởng đến kết quả của mơ hình hồi quy.