Có thuộc dự án hay không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ước lượng suất sinh lợi của việc sử dụng điện , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 54)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3. Mô tả dữ liệu

3.9. Có thuộc dự án hay không

Trong mẫu nghiên cứu có những hộ thuộc xã có dự án điện khí hố nơng thơn và có những hộ khơng thuộc xã có dự án điện khí hố nơng thơn. Như vậy, không phải tất cả các hộ gia đình có điện đều thuộc các xã hưởng lợi từ dự án diện khí hố nơng thơn. Bên cạnh đó cũng có những hộ gia đình có điện nhưng khơng thuộc xã có dự án trong khi có hộ gia đình khơng có điện nhưng vẫn thuộc xã có dự án.

Vì tác động của điện là tác động đa chiều, trong đó các hộ gia đình thuộc xã có dự án điện khí hố nơng thơn sẽ được hưởng những ngoại tác tích cực cho dù bản thân hộ gia đình đó có sử dụng điện hay khơng. Ví dụ, một hộ gia đình khơng sử dụng điện nhưng nằm trong địa bàn có dự án thì có nhiều khả năng sẽ nhận được lợi ích do ngoại tác tích cực từ dự án. Chẳng hạn như có điện sẽ tạo thêm các cơng ăn việc làm mới hay được hưởng một môi trường sống lành mạnh hơn, ít bị ơ nhiễm hơn, các điều kiện về chăm sóc sức khoẻ tốt hơn v.v. Những ảnh hưởng ấy nếu xét một cách tách biệt thì sẽ rất khó đo lường. Tuy nhiên xét ở bình diện tổng thể, nó sẽ có tác động gián tiếp đến tổng thu nhập bình quân đầu người. Trên cơ sở này, tôi xem xét sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người dựa trên việc hộ gia đình ấy có thuộc dự án điện khí hố nơng thơn hay khơng? Kết quả như sau:

Kết quả thể hiện ở biểu đồ dưới đây cho thấy thu nhập bình quân đầu người của các hộ thuộc dự án cao hơn nhiều so với thu nhập của các hộ không thuộc dự án và xu hướng này không đổi theo thời gian. Nếu như năm 2002, thu nhập bình quân đầu người của hộ thuộc xã có dự án điện khí hố là 3,267 triệu đồng thì con số này ở các hộ khơng thuộc dự án chỉ là 1,579 triệu đồng. Xu hướng này cũng đúng cho năm 2005 khi mà thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình thuộc xã có dự án điện khí hố là 5,025 triệu đồng và ở các hộ không thuộc dự án là 3,455 triệu đồng. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với giá trị thống kê sig = 0,000, giá trị F = 8,085 (cho năm 2002) và sig = 0,006; giá trị F = 5,238 (cho năm 2005) (chi tiết xin

Hình 3.9 Thu nhập bình qn đầu người*Nhóm xã

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: tính tốn của tác giả dựa vào số liệu điều tra)

Những số liệu trên cho thấyviệc có điện đã tạo ra những tiến bộ (gián tiếp) và từ đó góp phần tạo ra thu nhập cao hơn. Tuy nhiên như đã phân tích ở phần mơ tả phương pháp ước lượng, việc ước lượng suất sinh lợi của việc có điện bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do đó ta khơng thể coi suất sinh lợi của việc có sử dụng điện hay khơng là phép tính trừ đơn giản vì đơi khi bản thân thu nhập của nhóm xử lý đã cao hơn thu nhập của nhóm kiểm sốt (do các đặc điểm cơ sở khác nhau) hoặc do tác động tăng thu nhập theo thời gian (có thể thu nhập của nhóm xử lý tăng khơng là kết quả của việc có sử dụng điện hay không mà là do những tác động về mặt thời gian) v.v. Khẳng định điều này để thấy rằng, nhìn về mặt trực quan, thu nhập của nhóm hộ sử dụng điện hoặc nằm trong xã có dự án điện cao hơn mức thu nhập của nhóm khơng sử dụng điện hay thuộc xã khơng có dự án điện. Tuy nhiên để ước lượng được suất sinh lợi từ việc sử dụng điện ta cần xây dựng mơ hình hồi quy đa biến, kết hợp với việc sử dụng phương pháp DID thì mới tách được các tác động một cách rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ước lượng suất sinh lợi của việc sử dụng điện , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)