Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ước lượng suất sinh lợi của việc sử dụng điện , luận văn thạc sĩ (Trang 39)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Mẫu nghiên cứu

1.1 Cách thức chọn mẫu và cơ cấu mẫu

Nghiên cứu này dựa trên số liệu điều tra thu thập tại 07 tỉnh thực hiện dự án Điện khí hóa nơng thơn là Hà Giang, Lai Châu, Hịa Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc Lắk và Sóc Trăng. Mỗi tỉnh có 6 xã được chọn. Tổng cộng có 42 xã thuộc 07 tỉnh với 1.260 hộ được chọn vào nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với tỷ lệ 61% là dân tộc thiểu số thuộc 28 dân tộc.

Tuy nhiên với mục đích riêng như đã được trình bày ở chương 2, trong nghiên cứu của mình, tơi chỉ chọn 676 hộ gia đình và số hộ này được chia làm hai nhóm: Nhóm xử lý – nhóm hộ khơng có điện năm 2002 và có điện năm 2005 (gồm 517 hộ gia đình) và nhóm kiểm sốt – nhóm hộ khơng có điện năm 2002 và khơng có điện năm 2005 (gồm 159 hộ gia đình). Như vậy, nếu thơng tin của mỗi hộ được thu thập trong ở hai năm 2002 và 2005 thì mẫu sẽ được nhân đôi lên thành 676*2 =1352 mẫu.

1.2 Đơn vị nghiên cứu

Các hộ gia đình được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu kể trên.

1.3 Đơn vị thu thập thông tin

Đơn vị thu thập thông tin sẽ là các chủ hộ. Trong trường hợp chủ hộ khơng có mặt, vợ hoặc chồng của chủ hộ sẽ là người được lựa chọn để trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra.

Với cơ cấu chọn mẫu như trên sẽ đảm bảo sự đa dạng, có tính đại diện cao của mẫu nghiên cứu. Phần tiếp theo tôi sẽ đi sâu hơn về bảng câu hỏi và mơ tả những đặc tính chung nhất của mẫu số liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ước lượng suất sinh lợi của việc sử dụng điện , luận văn thạc sĩ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)