VIỆT NAM – LÀO
Vũ Trọng Kim - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào
Nhằm chuẩn bị cho công tác đối ngoại nhân dân với Lào trong điều kiện cả hai nước Việt Nam và Lào đều giành được thắng lợi hoàn toàn và đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương thành lập tổ chức hữu nghị nhân dân với Lào và ngày 15/1/1975, Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào đã được thành lập. Cho tới nay đã có 35 tỉnh, thành phố đã thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào của địa phương mình.
Sau khi Hiệp định Pa-ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (tháng 1/1973), cục diện trên chiến trường Đông Dương đã có những chuyển biến hết sức căn bản có lợi cho các lực lượng cách mạng tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Nhằm chuẩn bị cho công tác đối ngoại nhân dân với Lào trong điều kiện cả hai nước Việt Nam và Lào đều giành được thắng lợi hoàn toàn và đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương thành lập tổ chức hữu nghị nhân dân với Lào và ngày 15/1/1975, Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào đã được thành lập. Mục đích của Hợi là góp phần vào việc tăng cường sự giao lưu hiểu biết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở Đơng Nam Á và trên thế giới. Đồng chí Trần Hữu Dực – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 1973 – 1976) đã được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hội. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vai trò của Hội
Mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
Hữu nghị Việt Nam – Lào nên đã giới thiệu những cán bộ cấp cao để Hội bầu giữ chức Chủ tịch Hợi. Tiếp theo đồng chí Trần Hữu Dực, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Hoàng Trường Minh (Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa VII), Nông Đức Mạnh (Trưởng ban Dân tộc Trung ương), Hoàng Đức Nghi (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tợc và Miền núi của Chính phủ) và Huỳnh Đảm (Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) lần lượt đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào. Từ tháng 3/2008 đến nay, Chủ tịch của Hợi là đồng chí Vũ Trọng Kim - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Sau khi Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào ở Trung ương được thành lập, tới nay đã có 35 tỉnh, thành phố đã thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào của địa phương mình. Đó là tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nợi, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ), 10 tỉnh giáp Lào (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum) và các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Thứ trưởng Bộ Tài chính Lào Bútsa Bơng và Đồn cán bộ cấp cao Bộ Tài chính Lào thăm khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng (năm 1978)
Sắt son Tài chính Việt - Lào
Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp. Mỗi tỉnh, thành Hội lại có hàng chục chi hội (Trung ương Hội cũng có một số chi hội trực thuộc) thu hút hàng ngàn hội viên trong đó có nhiều cựu chuyên gia, cựu quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào. Đây là lực lượng nòng cốt rất quan trọng trong công tác hữu nghị nhân dân Việt Nam – Lào.
Bám sát tơn chỉ mục đích hoạt đợng của mình, kể từ ngày thành lập đến nay, Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào đã tổ chức nhiều loại hình hoạt động đa dạng, phong phú. Vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của Lào (ngày Quốc khánh 2/12/1975, ngày tết cổ truyền Bunpimay...) và các sự kiện trọng đại trong quan hệ Việt Nam – Lào (ngày thiết lập quan hệ ngoại giao...), các cấp Hội đã duy trì đều đặn việc tổ chức mít tinh kỷ niệm hoặc gửi điện mừng tới các đối tác Lào, tổ chức đoàn đến Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Lào tại Việt Nam chúc mừng, tổ chức gặp gỡ, giao lưu hữu nghị với Đại sứ quán, các Tổng Lãnh sự quán và các cán bộ, lưu học sinh Lào tại Việt Nam. Nhiều tỉnh, thành Hội mời đoàn Bạn sang tham dự các hoạt động kỷ niệm và giao lưu văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể thao. Những năm gần đây, Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào đã phối hợp với Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam tổ chức hình thức hoạt động mới với quy mô rộng lớn thu hút nhiều quần chúng tham gia, đó là các Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam – Lào với Liên hoan lần thứ nhất được tổ chức tại Việt Nam năm 2005, lần thứ hai tại Lào năm 2007 và lần thứ ba tại Việt Nam năm 2012. Hoạt động “Về nguồn” là một nội dung mới trong số những hoạt động của Hội mà tiêu biểu là hoạt động “Theo dấu chân Chủ tịch Xu-pha-nu-vông” nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch (13/7/1909 - 13/7/2009). Trong chương trình này, chúng ta đã tổ chức cho thân nhân Chủ tịch Xu-pha-nu-vông và nhiều cán bộ hai Hội hữu nghị Việt Nam và Lào thăm các di tích lịch sử gắn liền với quá trình hoạt động của nhà hoạt động cách mạng Xu-pha- nu-vông tại tỉnh Tuyên Quang và các công trình do Kỹ sư Xu-pha-nu-vông thiết kế tại tỉnh Bình Thuận; đã có các buổi giao lưu rất cảm động tại Hà Nợi và Thành phớ Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay, chúng ta đã tổ chức cho cán bộ Đại sứ quán Lào, lưu học sinh Lào đang học tập tại Hà Nội và các đoàn đại biểu nhân dân Lào sang thăm, làm việc tại Việt Nam đi thăm các di tích lịch sử cách mạng Lào tại các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên... giúp cán bộ, sinh viên nước bạn tìm hiểu sâu hơn về cội nguồn lịch sử của cách mạng Lào và mối quan hệ keo sơn, gắn bó giữa hai dân tộc.
Mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
hệ hữu nghị đặc biệt Việt – Lào, Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào đã tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về quan hệ Việt – Lào mang tên “Việt – Lào trong trái tim tôi” thu hút hàng triệu người tham gia. Tham gia bồi dưỡng thế hệ trẻ hai nước về quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào cũng là một trong những ưu tiên công tác của các cấp Hội. Trung ương Hội đã chủ trì tổ chức nhiều buổi tọa đàm, giao lưu, thi tìm hiểu về lịch sử quan hệ hai nước trong đó đáng chú ý là đã tổ chức cho đông đảo sinh viên Lào đang theo học tại Hà Nội và sinh viên một số trường đại học Việt Nam tham gia cuộc thi tìm hiểu mang chủ đề “Hồ Chí Minh – Cay-xỏn Phơm-vi- hản – Tấm gương học tập của thanh niên”, tạo cơ hội cho thanh niên hai nước tìm hiểu sâu hơn về thân thế và sự nghiệp hoạt động của hai vị Lãnh tụ và sự gắn bó mật thiết giữa cách mạng hai nước.
Tham gia công tác đền ơn, đáp nghĩa cũng là một trọng tâm lớn trong hoạt động thường niên của Trung ương Hội và của các cấp hội trong cả nước. Đối tượng của cơng tác này, về phía ta có các cựu quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam từng chiến đấu, công tác tại Lào cùng gia đình; phía Bạn là những cơng dân và gia đình Lào từng che chở, giúp đỡ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam sang tham gia chiến đấu, công tác trên đất nước bạn trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Theo đó, chúng ta đã tổ chức cho nhiều cựu quân tình nguyện Việt Nam sang thăm Lào đồng thời mời những công dân Lào từng ủng hộ, giúp đỡ quân tình nguyện Việt Nam sang thăm Việt Nam. Đây là những chuyến thăm rất xúc động đối với cả Ta và Bạn, được lãnh đạo của hai Đảng, hai nước và lãnh đạo các địa phương nơi các đoàn đến thăm rất quan tâm, coi trọng, mang đậm ý nghĩa giáo dục chính trị và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Đã có nhiều bài báo Lào và Việt viết về các hoạt động trên, gây nhiều xúc động đối với bạn đọc hai nước.
Ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của các cấp Hội hữu nghị Việt Nam - Lào trong 40 năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào đã trao tặng những phần thưởng xứng đáng cho Trung ương Hội và các tỉnh, thành Hội. Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Lào đã vinh dự nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất (năm 2015), được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong “Năm đoàn kết và hữu nghị Việt Nam – Lào 2012”, được Nhà nước Lào trao tặng Huân chương Ít-xa-la Hạng III (năm 2012). Nhiều tỉnh, thành Hội cũng đã được trao tặng những phần thưởng cao quý của Nhà nước Việt Nam và Lào cũng như của chính quyền các cấp. Nhiều cán bộ, hội viên các cấp Hội cũng đã được nhận những phần thưởng xứng đáng.
Sắt son Tài chính Việt - Lào
Nhìn lại, chặng đường 40 năm trưởng thành và phát triển của Hội hữu nghị Việt Nam – Lào, cùng vui mừng và phấn khởi trước những thành tích đã đạt được. Tuy nhiên, cũng cần nghiêm túc nhìn nhận rằng, những thành tích đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng mà Lãnh đạo và nhân dân hai nước mong muốn. Vì vậy, trong những năm tới đây, Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào cần làm tốt hơn nữa công việc của mình, góp phần xứng đáng vào việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.
Phần II: