PHẦN 2 PHÂN TÍCH QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP
2.1 Tìm hiểu về hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp
2.1.3 Quy trình gia cơng sản phẩm và các chi tiết bộ phận
Hình 2.6 Quy trình hồn thành 1 đơn đặt hàng
( Phịng thiết kế Cơng ty CP Trần Nguyễn Hà tổng hợp)
Hình 2.7 Quy trình cơng nghệ sản xuất tem nhãn
(Nguồn: Tự tổng hợp)
• Nhận nguyên liệu: Căn cứ theo đơn hàng từ lệnh sản xuất ban hành từ phòng kinh doanh, phòng Kho và Nguyên vật liệu sẽ nhập hàng và cung cấp cho các bộ phận sản xuất đúng số lượng giấy và ngun liệu khác để gia cơng.
• Cơng đoạn IN: Các sản phẩm hàng in sẽ qua công đoạn in này phụ thuộc theo số màu được hiển thị trên market. Ở công đoạn này chịu trách nhiệm in sản phẩm theo market mà phòng thiết kế đã đưa sang của từng chủng loại sản phẩm, market bao gồm số lượng màu, kích thước, hình ảnh mẫu tiêu chuẩn và bản in để phục vụ công tác dán bản in vào trục để in sao cho chính xác và dễ dàng thao tác nhất. Đồng thời nhận từ Phòng kế hoạch sản xuất kế hoạch in có hiện thị thời gian,
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý
tốc độ cần chạy máy từ 12-15m/phút đối với các loại máy in Letter và 100- 150m/phút đối với máy in Flexo. Thời gian in bao gồm thời gian chuẩn bị in và thời gian chạy máy. Mỗi trạm in thường có thời gian chuẩn bị từ 15-25 phút tùy theo số lượng màu và độ phức tạp của mẫu in. Thời gian chuẩn bị bao gồm thời gian lau rửa máy, thời gian dán bản in, pha màu, tìm bản in, thời gian căn chỉnh.... Qua từng trạm in sẽ có đèn UV từ 30-100oC để sấy mực. Tùy theo từng loại sản phẩm sẽ có cán màng bóng ở trạm cuối để cho sản phẩm bóng đẹp và có độ bền cao hơn. Cơng đoạn xử lý màu in và nội dung sao cho màu lên đúng mẫu lưu và market, kiểm soát được độ bong mực, bong màng. Ở công đoạn này mọi thao tác điều chỉnh thủ công nên chất lượng của tem nhãn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và trình độ tay nghề của thợ in.
• Cơng đoạn Bế sản phẩm: Chịu trách nhiệm nhập các bán thành phẩm từ công đoạn In hoặc nguyên vật liệu từ kho (Đối với hàng trắng không màu) là công đoạn dập khn giấy theo các hình thù (khn dao đã được đề trên lệnh sản xuất) có sẵn sau khi in. Cơng đoạn Bế trong in ấn giúp sản phẩm có hình dạng đẹp mắt và có thể đa dạng với nhiều dáng như lượn sóng, tạo viền, trạm hoa văn trên giấy, đục lỗ,… Tốc độ chạy máy từ 150-1000m/h tùy từng loại mặt hàng, đối với máy bế trục trịn thì tốc độ chạy máy nhanh hơn.
• Cơng đoạn kiểm tra chất lượng: Nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của sản phẩm phụ trách bởi QC nhằm đảm bảo thỏa mãn theo đúng yêu cầu của khách hàng. Định kỳ kiểm tra các tính năng của sản phẩm nhằm thỏa mãn yêu cầu của pháp luật đúng với từng chủng tem nhãn. Vì sản phẩm lỗi chủ yếu ở 2 công đoạn trước là In và bế (chiếm khoảng 95% lỗi sản phẩm), tránh cho việc tiếp tục lãng phí thời gian và nguồn lực, công ty đã quyết định kiểm tra dưới 2 cơng đoạn này.
• Cơng đoạn Cán keo: Đối với các hàng giấy Couche đặc biệt, phải trải qua cơng đoạn cán keo dính để đảm bảo thành phẩm như u cầu. Ở cơng đoạn này, keo dính được cho lên trên chỗ đổ, cho cuộn giấy couche đã được in vào trục và bắt đầu gia cơng.
• Cơng đoạn Xẻ: Đối với các hàng cắt tờ, công đoạn xẻ ngàng, dọc sẽ tạo ra thành từng tệp, xấp hàng bao gồm nhiều tem theo lệnh sản xuất.
• Cơng đoạn đóng gói sản phẩm: Những sản phẩm kiểm tra đạt yêu cầu được đóng gói vào thùng chuyên dụng sau đó được chuyển vào kho, sắp xếp theo từng khu vực, vị trí quy định có phân biệt màu sắc theo từng model sản phẩm. Đóng gói có thể dùng các dụng cụ như máy khoan giúp quấn cuộn nhanh và chặt hơn, máy khị để dính lớp giấy bóng vào cuộn tránh xê dịch và rách, bẩn.
• Giao hàng: Chịu trách nhiệm giao hàng tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ số lượng và đúng thời gian yêu cầu của khách hàng.
Ngoài các phân khu vực chính trên, cịn có một khu vực sản xuất phụ phục vụ sản xuất đó là phân xưởng cơ năng, tủ điện chịu trách nhiệm cung cấp điện, lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị và máy áp suất khí nén phục vụ máy in Flexo.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý