Dự báo nhu cầu sử dụng nguyên liệu nhằm tối ưu chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH nhựa long thành (Trang 82 - 86)

3.3. Các giải pháp áp dụng

3.3.5 Dự báo nhu cầu sử dụng nguyên liệu nhằm tối ưu chi phí

sản xuất tránh tình trạng ùn ứ nguyên liệu và mang lại hiệu quả cao, bộ phận mua hàng và kế hoạch sẽ kết hợp các giải pháp sau để có được bảng kế hoạch phù hợp cho sản xuất như :

a.Các phương pháp dự báo nhu cầu sử dụng nguyên liệu:

+ Lấy ý kiến từ Ban tổng giám đốc dựa theo kinh nghiệm và sử dụng tổng hợp các số liệu thống kê phối hợp với các kết quả đánh giá của cán bộ điều hành marketing, kỹ thuật, tài chính và sản xuất để đưa ra những con số dự báo về nhu cầu sản phẩm trong thời gian tới. Phương pháp này sử dụng được trí tuệ và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên quan đến hoạt động thực tiễn. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh và dễ dàng. Tuy nhiên, các quyết định được nhất trí này cũng có những thiếu sót, bởi vì nó chỉ là sự tiên đốn của cá nhân, mang tính chủ quan dựa theo kinh nghiệm.

+ Tổng hợp dự tốn của phịng kinh doanh: do những nhân viên bán hàng là những người thường hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Vì thế họ có thể dự đốn được lượng hàng có thể bán được trong thời gian tới tại khu vực mình bán hàng. Nếu cơng ty yêu cầu đưa ra doanh số bán hàng cho từng loại sản phẩm thì khả năng chính xác cũng khá cao.

+ Nghiên cứu thị trường người tiêu dùng: tiến hành thu thập nguồn thông tin từ khách hàng về nhu cầu hiện tại cũng như tương lai. Cuộc điều tra nhu cầu được thực hiện bởi những nhân viên bán hàng hoặc nhân viên nghiên cứu thị trường. Họ thu thập ý kiến khách hàng thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp hay điện thoại, email.Cách tiếp cận này không những giúp cho công ty dự báo nhu cầu mà cả trong việc cải tiến thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên nó cũng mất nhiều thời gian, việc chuẩn bị phức tạp, khó khăn và tốn kém nhưng độ chính xác cũng khá cao.

+ Dự báo định lượng: bộ phận phụ trách mua hàng sẽ định lượng dự báo theo chuỗi thời gian dựa vào các số liệu thống kê để dự báo nhu cầu tương lai. Ở đây mối quan hệ giữa thời gian và nhu cầu để lấy trung bình dựa theo tình hình thị trường theo cơng thức: phương pháp trung bình giản đơn là phương pháp dự báo

trên cơ sở lấy trung bình của các nhu cầu sử dụng hạt nhựa của tháng đã qua, trong đó các nhu cầu của các tháng trước đều có trọng số như nhau, nó được tính theo công thức : [7] ,[8]

Ft - Nhu cầu dự báo cho kỳ t Dt-i - Mức nhu cầu thực ở kỳ t-i n - Số kỳ quan sát

Ví dụ nhu cầu sử dụng của tháng sẽ là trung bình của các tháng sử dụng trước. Nhu cầu Hạt nhựa tháng 7 = ( 1000 + 1300 + 1700 +1500 ) /4 = 1.375 tấn + Phương pháp định lượng trung bình động có trọng số:

Với :

Ft - Mức nhu cầu dự báo kỳ t Dt-i - Mức nhu cầu thực kỳ t-i n - Số kỳ quan sát

αt-i - Trọng số của kỳ t-i

Dựa theo những mùa vụ của từng vùng để có những dự báo sẽ chính xác hơn nhờ có trọng số như : mùa trái cây thanh long ở Phan Thiết, hay thời điểm đựng hàng tại cảng Cá Qui Nhơn ,…...

Ví dụ với trường hợp có trọng số của tháng 7 = ( 1000 x 0.5 + 1300 x 0,6 + 1700x 0.9 + 1500 x 0.8 )/4 = 1.002 tấn

b. Đánh giá độ chính xác và kiểm sốt dự báo nhu cầu sử dụng

Độ chính xác của dự báo rất quan trọng trong công tác kế hoạch và các quyết định quan trọng đến kế hoạch của công ty.Để kiểm sốt tốt độ chính xác của dự báo ta sử dụng cơng thức: [7] ,[8]

+ Độ lệch tuyệt đối trung bình :

Với: Di – Mức nhu cầu thực của kỳ i Fi – Mức nhu cầu dự báo của kỳ i n – Số kỳ quan sát

Ví dụ: độ lệch trung bình MAD = (( / 1100- 1000/ ) + ( /1200 -1300/) + ( /1500- 1700/) + (/1550-1500/) ) / 4 =112.5 + Việc kiểm soát và theo dõi kết quả thực hiện theo các số liệu đã dự báo so với số liệu thực tế được tiến hành dựa trên cơ sở “Tín hiệu theo dõi”. Để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tế .Tín hiệu theo dõi được tính bằng cách lấy “Tổng sai số dự báo dịch chuyển” chia cho độ lệch tuyệt đối trung bình MAD. [6],[7]

Nếu tín hiệu theo dõi là dương (+) thì nó cho ta biết nhu cầu thực tế lớn hơn nhu cầu dự báo. Nếu tín hiệu theo dõi âm, thì nó cho ta biết nhu cầu dự báo cao hơn nhu cầu thực tế. Tín hiệu theo dõi được coi là tốt nếu có RSFE nhỏ và có sai số âm.

Nói cách khác, có độ lệch nhỏ đã là tốt, nhưng các sai số dương và âm cân bằng lẫn nhau để cho đường tâm của tín hiệu theo dõi nằm quanh số 0. Để kiểm soát một cách tốt nhất các kết quả dự báo, công ty nên đưa ra các giới hạn kiểm sốt dự báo. Một khi tín hiệu dự báo tính được vượt quá giới hạn trên hoặc giới hạn dưới là có báo động. Điều đó có nghĩa là dự báo của cơng ty đang có vấn đề và cần đánh giá lại phương thức dự báo nhu cầu của mình.

Việc xác định phạm vi chấp nhận được chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sao cho không quá hẹp, cũng không quá rộng. Nếu quá hẹp thì với sai số nhỏ đã phải điều chỉnh phương pháp dự báo. Nếu quá rộng thì ý nghĩa thực tế của các số liệu dự báo sẽ giảm đi rất nhiều.Trong trường hợp mặt hàng nhựa thì sai số trong phạm vi khoảng +/- 150 hoặc 200 tấn là chấp nhận được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH nhựa long thành (Trang 82 - 86)