Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến – tổng
Cronbach al- pha nếu loại
biến
Thang đo Dự định nghỉ việc
Cronbach’s Alpha = 0.906
DDNV1 5.94 5.297 .842 .840
DDNV2 5.89 5.679 .809 .870
DDNV3 6.12 5.282 .791 .886
Kết quả phân tích ở bảng 4.4 cho thấy, các biến quan sát của thành phần Dự định nghỉ việc đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 và các hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.6. Vì vậy, tất cả các biến đo lường sẽ được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
4.2.2- Phân tích nhân tố khám phá EFA
Các biến độc lập được phân tích cùng một lúc và biến phụ thuộc được phân tích riêng với biến độc lập.
4.2.2.1- Biến độc lập
Thực hiện EFA lần 1, kết quả phân tích cho thấy có 2 biến DKLV1 và DKLV2 có hệ số factor loading < 0.5 nên hai biến này bị loại.
Biến “DKLV1: Công việc không quá áp lực” bị loại, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Trúc Linh(2007) về các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên tại công ty tin học TMA là yếu tố áp lực công việc không
có ý nghĩa thống kê lên dự định nghỉ việc vì trong ngành CNTT nghỉ sang cơng ty nào thì áp lực cũng vậy.
Biến “DKLV2: Giờ làm việc được qui định hợp lí” bị loại, điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính là nhân viên CNTT làm việc theo dự án, hết việc chứ không phải hết giờ.
Tiến hành thực hiện EFA lần 2, kết quả được trình bày trong bảng 4.5 và bảng 4.6