CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3- Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu mơ hình các thành phần chất lượng cuộc sống cơng việc của Walton (1975). Tác giả tiến hành thảo luận tay đôi về ảnh hưởng của các thành phần chất lượng cuộc sống công việc đến dự định nghỉ việc với 7 nhân viên CNTT, kết quả cho thấy khơng có thành phần mới nào của chất lượng cuộc sống cơng việc được đề xuất thêm ngồi 8 thành phần đã được đưa ra.
Thành phần “qui tắc trong tổ chức” được đề xuất là loại biến “6.1. Những quyền lợi của nhân viên được đảm bảo đầy đủ” và “6.3.Những chính sách và nội dung của công ty được quy định rõ ràng”, do hai biến này đã được bao hàm trong các thành phần còn lại của chất lượng cuộc sống công việc.
Trong 8 thành phần đã nêu trên, có hai thành phần “hịa nhập trong tổ chức” và “qui tắc trong tổ chức” được đề nghị thay đổi lại thành một thành phần là “quan hệ trong tổ chức”. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu về chất lượng cuộc sống
công việc của Thái Kim Phong (2011), nghiên cứu này dựa trên các thành phần chất lượng cuộc sống công việc của Walton (1974).
Mặt khác dựa trên mơ hình nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến dự định nghỉ việc của nhân viên ngành y tế tại Saudi Arabia được thực hiện bởi Almalki và cộng sự (2012) và nghiên cứu về chất lượng cuộc sống công việc của Walton (1975). Mơ hình nghiên cứu của đề tài được đề xuất như sau:
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Phát triển năng lực cá nhân
H4
Dự định nghỉ việc Lương thưởng công bằng xứng đáng
Mơi trường làm việc an tồn hiệu quả
Cơ hội phát triển nghề nghiêp
Quan hệ trong tổ chức
Cân bằng cuộc sống công việc và cá nhân
Mối quan hệ xã hội trong công việc
H2 H1 H3 H5 H7 H6
Thơng qua cơ sở lý thuyết, mơ hình nghiên cứu phân tích đo lường sự tác động của 7 thành phần chất lượng cuộc sống công việc đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT trên cơ sở các giả thuyết như sau:
Các giả thuyết nghiên cứu:
H1: Có mối quan hệ ngược chiều giữa lương thưởng công bằng xứng đáng và dự định nghỉ việc.
H2: Có mối quan hệ ngược chiều giữa mơi trường làm việc an toàn hiệu quả và dự định nghỉ việc.
H3: Có mối quan hệ ngược chiều giữa phát triển năng lực cá nhân và dự định nghỉ việc. H4: Có mối quan hệ ngược chiều giữa cơ hội phát triển nghề nghiệp và dự định nghỉ việc. H5: Có mối quan hệ ngược chiều giữa quan hệ trong tổ chức và dự định nghỉ việc.
H6: Có mối quan hệ ngược chiều giữa cân bằng cuộc sống công việc và cá nhân và dự định nghỉ việc.
H7: Có mối quan hệ ngược chiều giữa mối quan hệ xã hội trong công việc và dự định nghỉ việc.
Tóm tắt
Chương 2 trình bày tóm tắt các lý thuyết, nghiên cứu trước đây, là nền tảng cho nghiên cứu của đề tài. Mơ hình nghiên cứu sử dụng các thành phần của chất lượng cuộc sống công việc tác động đến thành phần dự định nghỉ việc của nhân viên. Các thành phần đó là: lương thưởng cơng bằng xứng đáng, điều kiện làm việc an tồn, sử dụng năng lực cá nhân, cơ hội phát triển nghề nghiệp, quan hệ trong tổ chức, cân bằng cuộc sống công việc - cá nhân, quan hệ xã hội.
Trong chương này cũng đã đưa ra mơ hình lý thuyết diễn tả mối quan hệ giữa các thành phần chất lượng cuộc sống công việc đến dự định nghỉ việc cùng với các giả thuyết nghiên cứu.
Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện kiểm định các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu.