CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2- Qui trình nghiên cứu
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Thang đo hồn chỉnh
Phân tích Cronbach’s alpha và EFA Thực hiện khảo sát
Phân tích hồi qui
Thang đo sơ bộ và Thảo luận tay đôi
Thảo luận kết quả và Kiến nghị Mục tiêu nghiên cứu
Mã hóa, nhập và làm sạch dữ liệu Thống kê mơ tả
Mục đích của nghiên cứu là nhằm xem xét tác động của các thành phần chất lượng cuộc sống công việc (1) lương thưởng công bằng xứng đáng, (2) điều kiện làm việc an toàn, (3) sử dụng năng lực cá nhân, (4) cơ hội phát triển nghề nghiệp, (5) quan hệ trong tổ chức, (6) cân bằng cuộc sống công việc - cá nhân, (7) quan hệ xã hội đến dự định nghỉ việc của nhân viên CNTT trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu sẽ đề cập đến lĩnh vực CNTT nói chung chứ khơng tập trung vào một chuyên ngành cụ thể của CNTT. Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập những cảm nhận của người trả lời đối với các chuyên ngành mà họ đang công tác (bao gồm các chuyên ngành như phần cứng, phần mềm, mạng, điện tử viễn thông, đồ họa truyền thơng) và từ đó sử dụng kết quả để kết luận cho lĩnh vực CNTT nói chung.
Nghiên cứu này gồm hai phần chính: (1) Nghiên cứu định tính và (2) Nghiên cứu định lượng:
- Nghiên cứu định tính: thơng qua thảo luận tay đơi với 7 nhân viên CNTT nhằm xem xét các thành phần của chất lượng cuộc sống công việc và kiểm tra lại thang đo để phục vụ cho phần hiệu chỉnh sau đó.
- Nghiên cứu định lượng: mẫu được thu thập thông qua lấy mẫu trực tiếp bằng bảng câu hỏi (Phụ lục 2.1 về bảng câu hỏi). Mẫu được sử dụng để đánh giá thang đo và kiểm định lại các giả thuyết. Nghiên cứu này được tiến hành trong thời gian tháng 8 và tháng 9 năm 2013. Phần mềm SPSS 20.0 được dùng để phân tích dữ liệu thống kê cho kết quả nghiên cứu.