Các bước thực hiện trong quá trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của gắn kết tổ chức và gắn kết nghề nghiệp đến ý định ở lại tổ chức của giảng viên trường đại học trên địa bàn TP HCM (Trang 29 - 32)

Phương pháp nghiên cứu Kỹ thuật

Định tính (sơ bộ) Thảo luận nhóm để tìm ra điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Định lượng (chính thức) Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc qua mail đối tượng khảo sát bằng bảng câu hỏi nghiên cứu

Qui trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:

Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu Thảo luận kết quả và kiến nghị Thảo luận kết quả và kiến nghị

Nghiên cứu định tính

- Thảo luận nhóm

Thang đo chính thức

Nghiên cứu định lượng

- Phân tích Cronbach’s Alpha - Phân tích EFA

- Phân tích hồi qui - Kiểm định giả thuyết

Vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết, xây dựng giả thuyết, mơ hình và thang đo sơ bộ

Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

3.2. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá, trong đó thơng tin được thu thập ở dạng định tính thơng qua kỹ thuật thảo luận và diễn dịch (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kết quả của nghiên cứu định tính là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng. Thông tin trong q trình thảo luận nhóm sẽ được tổng hợp và là cơ sở cho việc hiệu chỉnh, bổ sung các biến trong thang đo.

Các thang đo trong nghiên cứu này được thừa kế từ các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, các con người, sản phẩm, dịch vụ khác nhau; thị trường ở các quốc gia khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Trong nghiên cứu này, nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận với một nhóm nhỏ bao gồm năm giảng viên đang giảng dạy tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phỏng vấn thơng qua dàn bài lập sẵn kèm theo bảng thang đo sơ bộ nhằm điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát trong thang đo.

Kết quả của nghiên cứu định tính sẽ giúp cho tác giả hiểu được rõ hơn các nhân tố gắn kết với tổ chức và nghề nghiệp ảnh hưởng đến ý định ở lại tổ chức của giảng viên , đồng thời có thể hiệu chỉnh và bổ sung một số câu hỏi (biến quan sát) cho phù hợp, loại bỏ các câu hỏi không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đặc tính riêng của nghiên cứu.

Dùng kỹ thuật thảo luận nhóm dựa trên dàn bài đã lập sẵn về tất cả các yếu tố có liên quan trong mơ hình. Cụ thể như sau:

Giới thiệu cho người được mời thảo luận nhóm biết sơ lược về đề tài nghiên cứu

Hỏi rõ các thành tố cấu thành gắn kết với tổ chức và gắn kết với nghề nghiệp

Hỏi ý kiến về các câu hỏi đo lường các biến nghiên cứu như là gắn kết cảm xúc với tổ chức; gắn kết chuẩn mực với tổ chức; gắn kết bắt buộc với tổ chức; gắn kết cảm xúc với nghề nghiệp; gắn kết chuẩn mực với nghề nghiệp; gắn kết bắt buộc với nghề nghiệp.

Hỏi ý kiến về các yếu tố tác động đến ý định ở lại tổ chức của giảng viên.

Sau khi có kết quả của thảo luận nhóm sẽ tiến hành thiết lập thang đo.

(Dàn bài thảo luận nhóm được đính kèm trong phần phụ lục.)

3.2.1. Thang đo các khái niệm nghiên cứu

Các thang đo khái niệm trong mơ hình nghiên cứu được kế thừa từ các nghiên cứu trước và điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình nghiên cứu hiện tại.

3.2.1.1. Thang đo về gắn kết với tổ chức

Trong nghiên cứu của Allen, Meyer (1990) đã sử dụng ba yếu tố: (1)gắn kết cảm xúc (affective commitment), (2)gắn kết chuẩn mực (normative commiment) và (3)gắn kết bắt buộc (continuance commitment) để mô tả bản chất nhiều mặt của gắn kết với tổ chức.

Thang đo gắn kết cảm xúc với tổ chức

Gắn kết cảm xúc tổ chức được ký hiệu là CXTC. Sau khi nghiên cứu định tính, các biến quan sát trong thang đo gắn kết cảm xúc tổ chức được hiệu chỉnh từ thang đo của Meyer & ctg (1993). Các biến này được đo lường bằng thang đo quãng, năm điểm, kí hiệu từ CXTC1 đến CXTC6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của gắn kết tổ chức và gắn kết nghề nghiệp đến ý định ở lại tổ chức của giảng viên trường đại học trên địa bàn TP HCM (Trang 29 - 32)