Nhóm kiến nghị tăng cường gắn kết cảm xúc đối với nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của gắn kết tổ chức và gắn kết nghề nghiệp đến ý định ở lại tổ chức của giảng viên trường đại học trên địa bàn TP HCM (Trang 67 - 69)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Một số kiến nghị đối với các trường đại học

5.2.2 Nhóm kiến nghị tăng cường gắn kết cảm xúc đối với nghề nghiệp

Đào tạo và phát triển của giảng viên là nhu cầu cần thiết và quan trọng cần phải đáp ứng kịp thời. Theo Carrel (1995: trích Trần Kim Dung, 2009) có hai loại đào tạo là đào tạo chung và đào tạo chuyên. Đào tạo chung là đào tạo những kỹ năng để giảng viên có thể sử dụng để hỗ trợ cho cơng việc chun mơn của mình. Ví dụ như đào tạo kỹ năng đọc, viết và nghiên cứu, … Đào tạo chuyên là đào tạo nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn trong công tác giảng dạy.

Như đã xác định ở trên, trong tổ chức có rất nhiều vấn đề mà tổ chức cần tiến hành đào tạo nhân viên. Vậy, tổ chức nên ưu tiên đào tạo và phát triển những kiến thức, kỹ năng nào? Theo Trần Kim Dung (2009), ba ưu tiên hàng đầu trong đào tạo và phát triển nhân viên hiện nay là (1) nâng cao chất lượng, (2) đổi mới công nghệ, (3) phục vụ khách hàng. Như vậy, trong đào tạo và phát triển giảng viên, các nhà quản lý các trường đại học có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên là (1) nâng cao chất lượng đào tạo, (2) đổi mới, cập nhật những phương pháp, công nghệ giảng dạy khoa học, (3) phục vụ sự hài lòng của người học. Đặc biệt, đối với đặc thù nghề giảng viên, việc tạo cơ hội cho họ nâng cao học hàm, học vị ở lĩnh vực chuyên môn là hết sức quan trọng cho sự phát triển của trường đại học và cả bản thân người giảng viên.

5.2.2.2. Tơn vinh, giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp của người thầy

Trong xã hội Việt Nam, người thầy giáo luôn được cộng đồng tôn vinh và nhìn nhận với những phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam ít nhiều đã bị mai một dần. Vì vậy, cần phải có những biện pháp cụ thể nhằm (1) giữ gìn, phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người thầy và (2) tôn vinh, nêu gương những nhà giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục như tổ chức những buổi hội thảo, tọa đàm về vai trò của nhà giáo trong xã hội Việt Nam, những cuộc thi văn hóa – nghệ thuật có chủ đề liên quan đến người thầy, lập ra những giải thưởng, những danh hiệu cho những nhà giáo gương mẫu, chuẩn mực, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

5.2.2.3. Nâng cao thu nhập, chăm lo phúc lợi cho giảng viên

Trong giai đoạn phát triển không ngừng của khoa học – kỹ thuật và sự nâng cao tiêu chuẩn giảng viên tại cơ sở giáo dục đại học, địi hỏi người giảng viên khơng ngừng học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn cũng như cập nhật các xu

hướng phát triển của thế giới. Tuy nhiên, thu nhập của người giảng viên hiện nay vẫn chưa tương xứng với sự đầu tư cho mục tiêu nghiên cứu, học tập của họ. Theo Nguyễn Thị Thu Nga (2012): “Nếu ở Mỹ, giảng viên đại học đứng thứ ba trong mười vị trí đầu bảng về phân công lao động xã hội thì ở Việt Nam, lương giảng viên cũng chỉ bằng lương nhân viên ngồi trực điện thoại hay nhân viên của doanh nghiệp có trình độ phổ thơng”. Như vậy, để đáp ứng cuộc sống đòi hỏi người giảng viên phải đi thỉnh giảng ở nhiều trường, khơng cịn thời gian cũng như khơng có kinh phí để cho họ nghiên cứu và nâng cao kiến thức chuyên môn. Mặc dù, đã có nhiều chính sách được đưa ra để giữ chân người tài sống với nghề giảng viên nhưng vẫn chưa đủ để họ có thể gắn kết chặt chẽ với với nghề giảng viên.

Trong thời gian tới, Nhà nước, nhà quản lý các trường đại học nên nghiên cứu đưa ra những chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với nhà giáo, tạo điều kiện để các trường đại học thu hút người giỏi làm giảng viên, giữ chân nhân tài gắn bó với nghề. Điều chỉnh chính sách lương bổng cho nghề giảng viên phù hợp với tầm quan trọng, sự đóng góp của nghề này trong xã hội.

Một vấn đề cần phải được quan tâm nữa là thu nhập của giảng viên trẻ - những thế hệ kế thừa, có khả năng cống hiến lâu dài cho trường đại học. Thay vì trở thành “thợ giảng”, giảng viên trẻ nên được khuyến khích nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học khiến họ yêu nghề hơn, nhưng thu nhập từ đó chưa đủ để biến nó thành động lực gắn bó với nghề. Đồng thời, hầu hết các trường đại học đều có chính sách hỗ trợ học phí và tạo điều kiện để giảng viên trẻ học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, kinh phí hỗ trợ cũng như mức độ tạo điều kiện cho hoạt động nâng cao trình độ thật sự chưa đem lại hiệu quả cao, trong khi đó, thời gian mà các trường đại học buộc giảng viên phải cam kết gắn bó với trường là tương đối dài.

Các trường đại học cần xem việc bồi dưỡng, phát triển giảng viên trẻ không phải là chuyện cá nhân mà là chiến lược phát triển chung của tổ chức cần được giải quyết hiệu quả theo lối tư duy đổi mới. Các trường đại học phải xem đây là vấn đề sống còn, là giá trị, thương hiệu của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của gắn kết tổ chức và gắn kết nghề nghiệp đến ý định ở lại tổ chức của giảng viên trường đại học trên địa bàn TP HCM (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)