Cơ hội tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 28)

2 .Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm

c. Động cơ đầu cơ

2.2.3. Cơ hội tăng trưởng

Chỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách là chỉ số nói lên rất nhiều điều. Thứ nhất, đây là chỉ số đo lường cơ hội đầu tư của doanh nghiệp (Smith and Watts, 1992; Jung, 1996). Thứ hai, đây là chỉ số đo lường chi phí kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp (John, 1993). Các tác giả lập luận doanh nghiệp có chỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách cao là các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư, vì vậy, cần tích trữ TSTK để phịng ngừa. Hơn nữa, doanh nghiệp có chỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách cao thường là doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản vơ hình lớn, mà các cơng ty được định giá dựa trên thị trường càng nhiều thì càng phải chịu chi phí kiệt quệ tài chính lớn hơn (Shleifer và Vishny, 1992). Vì vậy, các cơng ty này thường duy trì một tỷ lệ lớn TSTK để tối thiểu hóa chi phí kiệt quệ tài chính. Vậy, các lý thuyết đều thống nhất về mối tương quan thuận giữa chỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách với tỷ lệ TSTK.

Lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng thống nhất nhau ở quan điểm cơng ty có cơ hội tăng trưởng cao sẽ tích trữ nhiều TSTK. Lý thuyết đánh đổi gọi động cơ tích trữ TSTK cho các cơ hội đầu tư là động cơ phịng ngừa. Trong khi đó, Myers và Majluf (1984) trong lý thuyết trật tự phân hạng cũng cho rằng "cơng ty có giá trị bị quyết định phần lớn bởi cơ hội tăng trưởng sẽ gặp khó khăn do huy động vốn gây ra bởi bất cân xứng thơng tin". Các cơng ty có cơ hội đầu tư nhiều sẽ được tin là nhà quản trị có thơng tin tốt hơn thị trường. Vì vậy, chi phí huy động vốn bên ngồi sẽ cao, nên sẽ có nhu cầu nắm giữ nhiều TSTK hơn.

Điểm khác biệt là nếu như lý thuyết đánh đổi đo lường cơ hội đầu tư bằng chỉ số Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách thì lý thuyết đánh đổi đo lường cơ hội đầu tư bằng chỉ số dịng tiền (Opler, 1999). Điều này khơng có gì là mâu thuẫn

vì Shyam-Sunder và Myers (1998) cho rằng các doanh nghiệp có dịng tiền lớn thường có tỷ lệ Giá trị thị trường/sổ sách cao.

Giá trị thị trường/giá trị sổ sách

Các nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian gần đây đều ủng hộ dự đoán của các nghiên cứu lý thuyết về tác động của chỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách đến tỷ lệ TSTK. John (1993) dùng mẫu nghiên cứu gồm 223 công ty lớn trong năm 1980 cho thấy các cơng ty có tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách cao và chỉ số tài sản hữu hình thấp thì có xu hướng nắm giữ nhiều TSTK hơn.

Kim (1998), Opler (1999) dùng chỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách để đo lường nhân tố cơ hội đầu tư ảnh hưởng như thế nào đến TSTK. Kết quả cho thấy chỉ số này tương quan dương với tỷ lệ TSTK và có ý nghĩa thống kê.

Kết quả tương tự trong nghiên cứu tại Hà Lan (Bruinshoofd và Kool, 2002, 2004) và ở 7 quốc gia công nghiệp của Iskandar-Datta và Jia (2012).

Tóm lại, nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm đều thống nhất về mối tương quan dương giữa tỷ lệ Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách với tỷ lệ TSTK của doanh nghiệp.

Dòng tiền

Các nghiên cứu thực nghiệm không thống nhất về chiều tác động của biến dòng tiền lên tỷ lệ TSTK. Opler (1999) kết luận tỷ lệ dòng tiền trên tài sản rịng có tương quan dương mạnh mẽ với tỷ lệ TSTK và đều có ý nghĩa thống kê ở tất cả các phương pháp (tứ phân vị, hồi quy Fama-Macbeth và hồi quy tác động cố định). Bruinshoofd và Kool (2002, 2004) bằng mơ hình hiệu chỉnh sai

số cho rằng dịng tiền khơng quyết định tỷ lệ TSTK tối ưu của doanh nghiệp trong dài hạn, tuy nhiên, trong ngắn hạn, tỷ lệ TSTK thay đổi thụ động theo dịng tiền, đúng như dự đốn của lý thuyết trật tự phân hạng.

Tuy nhiên Kim (1998) lại dự đoán về mối tương quan âm giữa biến dòng tiền và tỷ lệ TSTK. Kim (1998) cho rằng doanh nghiệp nào có dịng tiền cao đồng nghĩa với khả năng tạo ra tiền mặt lớn hơn các doanh nghiệp khác, do đó, ít có khả năng bị hạn chế tài chính hơn nên khơng cần phải tích trữ TSTK để phịng ngừa. Kết quả hồi quy của Kim (1998) cũng ủng hộ dự đoán này.

Xuất phát từ các kết quả trái chiều của các nghiên cứu trước đó, Iskandar- Datta và Jia (2012) dự đốn mối quan hệ khơng rõ ràng giữa biến dòng tiền và tỷ lệ TSTK khi đo lường ở 7 quốc gia Công nghiệp. Kết quả cho thấy ở phương pháp hồi quy Fama-Macbeth (1973), hệ số hồi quy của biến tỷ lệ dòng tiền trên tổng tài sản mang dấu dương ở các nước Úc, Pháp, Nhật, Mỹ và mang dấu âm ở các nước Canada, Đức, Anh. Ở phương pháp hồi quy tác động cố định, thì tất cả 7 quốc gia đều có hệ số hồi quy của biến tỷ lệ dòng tiền trên tổng tài sản mang dấu dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)