Nghiên cứu thực nghiệm về tỷ lệ TSTK mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 37)

2 .Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm

c. Động cơ đầu cơ

2.3. Nghiên cứu thực nghiệm về tỷ lệ TSTK mục tiêu

Opler (1999) kiểm định tỷ lệ TSTK mục tiêu ở Mỹ. Kết quả hồi quy cho thấy lý thuyết đánh đổi tỏ ra phù hợp hơn trong giải thích mức dự trữ TSTK của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng lại tỏ ra hiệu quả hơn khi giải thích hành vì dự trữ thanh khoản của các doanh nghiệp có tỷ lệ TSTK cao quá mức. Tức là, các doanh nghiệp đang có tỷ lệ TSTK cao sẽ có xu hướng tích trữ thanh khoản càng nhiều càng tốt.

Bruinshoofd và Kool (2002) kế thừa nghiên cứu của Opler (1999) để kiểm định tỷ lệ TSTK mục tiêu ở Hà Lan. Kết quả cho thấy tỷ lệ TSTK mục tiêu chỉ tồn tại trong dài hạn. Trong ngắn hạn, tỷ lệ TSTK mục tiêu cũng bị tác động bởi các mục tiêu khác trong doanh nghiệp, đúng như dự đoán của lý thuyết trật tự phân hạng.

TĨM TẮT: Tóm lại, lý thuyết nền tảng giải thích mức dự trữ thanh khoản của

một doanh nghiệp là lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng. Trường phái của lý thuyết đánh đổi dự đoán mức dự trữ thanh khoản của doanh nghiệp tăng theo chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách, độ biến động dòng tiền, chi tiêu vốn và giảm theo quy mô, vốn luân chuyển ròng và cổ tức. Trường phái của lý thuyết trật tự phân hạng dự đoán mức dự trữ thanh khoản của doanh

nghiệp tăng theo dịng tiền và giảm theo quy mơ, cổ tức, chi tiêu vốn và đòn bẩy. Nếu như lý thuyết đánh đổi cho rằng tồn tại một tỷ lệ TSTK mục tiêu, một tỷ lệ mà doanh nghiệp hướng tới để phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp thì lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng khơng có tỷ lệ TSTK mục tiêu vì TSTK thay đổi thụ động theo nguồn nội bộ của doanh nghiệp.

Kế thừa nghiên cứu ở các nước trên thế giới, luận văn áp dụng các lý thuyết và mơ hình của các bài nghiên cứu trước đó vào thực tiễn các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam để làm sáng tỏ 2 câu hỏi nghiên cứu sau:

- Giữa lý thuyết đánh đổi (lý thuyết cho rằng có TSTK mục tiêu) và lý thuyết trật tự phân hạng (Lý thuyết cho rằng khơng có TSTK mục tiêu), lý thuyết nào giải thích tốt hơn về mức dữ trữ thanh khoản của doanh nghiệp?

- Các nhân tố thuộc về đặc điểm cơng ty gồm Quy mơ, dịng tiền, tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, chi tiêu vốn, cổ tức, vốn luân chuyển ròng, đòn bẩy tác động đến tỷ lệ TSTK của doanh nghiệp như thế nào?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)